Quản lý nấm đồng tiền trong ao tôm

Kiểm soát và xử lý tình trạng nấm đồng tiền xuất hiện trong ao canh tác luôn là thách thức đối với người nuôi bởi không chỉ làm tôm bị bệnh, khiến chất lượng tôm suy giảm, nấm đồng tiền còn bám vào các thiết bị trong ao nuôi như quạt, vỉ ôxy,…gây khó khăn cho việc xử lí và khiến tôm nuôi mắc nhiều bệnh hơn.

Nấm đồng tiền
Kiểm soát và xử lý tình trạng nấm đồng tiền xuất hiện trong ao canh tác luôn là thách thức đối với người nuôi

Nguyên nhân

Nấm đồng tiền thường xuất hiện ở đáy và bờ ao nuôi tôm có hình dạng như: vảy, cành cây, búi sợi hay chân chó. Chúng phát triển nhanh chóng do một vài nguyên nhân như: 

- Ao dư chất hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải của tôm và các vi sinh vật khác.

- Ao tôm thiếu oxy, nhiều khí độc như: amoni, nitrit, nitrat, sunfua, metan,…

- Ao tôm có nhiệt độ thấp, độ pH không ổn định, độ mặn thay đổi thất thường.

- Ao tôm bị nhiễm các loài vi khuẩn, vi bào tử, ký sinh trùng, động vật nguyên sinh gây bệnh cho tôm.

- Những vùng nuôi có độ mặn cao, ao nuôi bị sụp tảo

Nấm ao tôm

Nấm đồng tiền có những kích cỡ khác nhau tùy mức độ dinh dưỡng, khiến cho việc xử lý nấm trở nên phức tạp hơn. Ảnh: Mỹ Bình

Vì nấm đồng tiền có mùi tanh và có khả năng tiết ra độc, khi tôm ăn phải nấm vào cơ thể sẽ dễ mắc bệnh đường ruột, khó tiêu hóa, bỏ ăn, từ đó ốp thân và rớt đáy.

Bên cạnh đó, nấm đồng tiền là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn Vibrio gây hại, nguyên sinh động vật, vi bào tử, ký sinh trùng,.. gây hại cho tôm. Đặc biệt trong môi trường nước, nấm đồng tiền có khả năng lây lan và phát tán rất mạnh.

Nhận biết

Người nuôi có thể nhận biết nấm đồng tiền qua các dấu hiệu sau:

- Màu sắc: Nấm đồng tiền có màu xanh lục, trắng, vàng hay nâu, tùy theo loại tảo cộng sinh với nấm.

- Mùi: Nước có mùi tanh rất khó chịu

- Quan sát xung quanh ao: Trên bề mặt đáy và bờ ao hay đất, đá, và các vật dụng, dụng cụ trong ao nuôi tôm khi quan sát có thể thấy nấm có hình vảy hoặc hình cành cây phân nhánh hoặc có dạng giống như một búi sợi bám vào.

- Biểu hiện trên tôm: Tôm có các dấu hiệu như lỏng ruột, đường ruột đứt khúc,…và nặng hơn là bệnh phân trắng. Nếu ăn phải nấm có thể quan sát thấy tôm bị còi cọc, ốp thân chậm lớn và nặng hơn có thể bị rớt đáy.

Nấm đồng tiền

Trong điều kiện thuận lợi, nấm đồng tiền phát triển rất nhanh và dễ quan sát thấy

Kiểm soát, quản lý hiệu quả   

Khi phát hiện ao nuôi đang có tình trạng nhiễm nấm đồng tiền, bà con lưu ý không nên trực tiếp lau bạt, lau thiết bị nuôi tôm. Vì phương pháp thủ công này sẽ khiến loài nấm phân tán bào tử nấm nặng hơn và tốc độ lây lan của chúng sẽ nhanh hơn. Khi nấm bị tróc, chúng sẽ tạo ra mùi tanh để hấp dẫn tôm, tôm ăn phải sẽ gây ảnh hưởng đến gan, ruột cũng như hệ tiêu hóa.

Phòng ngừa khi cải tạo ao

Nếu ao nuôi đã bị nhiễm nấm ở các vụ nuôi trước thì bắt buộc phải tiến hành tẩy nấm và tiêu diệt bào tử nấm. Tiếp đến, bà con có thể tiến hành các bước theo quy trình sau:

- Cải tạo đáy ao và làm sạch ao bằng phương pháp hòa trộn vôi nung với nước tạo thành hỗn hợp dung dịch sệt rồi tạt khắp bờ ao. Càng phủ vôi dày trên bạt ao thì hiệu quả xử lý càng cao.

- Tất cả những dụng cụ hay thiết bị dùng trong nuôi tôm bị nhiễm nấm đồng tiền đều phải được xử lý bằng vôi tôi.

- Phơi ao khô khoảng 2 - 3 ngày. Sau đó, tiến hành tẩy rửa, vệ sinh ao nuôi và phơi ao thêm khoảng 1 tuần nữa.

Xử lý nấm đồng tiền trong ao tôm

- Nếu nhận thấy nấm đồng tiền xuất hiện trong ao nuôi, bà con cần áp dụng các biện pháp xử lý ngay lập tức.

- Đầu tiên, nên cắt giảm bớt lượng thức ăn cho tôm, đồng thời bổ sung thêm vitamin C để tăng khả năng chống chịu của tôm với các yếu tố bên ngoài.

- Sau đó nên sử dụng enzyme để xử lý nước và kết hợp sử dụng men vi sinh với liều lượng cao ở nơi có nấm để làm sạch nước và ngăn chặn nguồn dinh dưỡng cung cấp cho nấm phát triển.

Bên cạnh đó, người nuôi cũng có thể sử dụng thêm men vi sinh giúp ức chế nấm đồng tiền trong giai đoạn đầu. Vì trong thành phần của men vi sinh này có chứa chủng vi khuẩn giúp ức chế sự phát triển của nấm đồng tiền. Đặc biệt, giai đoạn nấm mới phát triển, nên dùng định kỳ để hạn chế sự lây lan của nấm.

Đăng ngày 16/08/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 13:33 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 13:33 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 13:33 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 13:33 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:33 20/11/2024
Some text some message..