Chú ý phòng chống rét, dịch bệnh cho thủy sản

Trong thời gian chuyển mùa, nhiệt độ giảm mạnh, nếu không được chăm chóc, quản lý tốt, thủy sản sẽ bị chết rét và nhiễm một số biện như nấm, vi khuẩn, vi rút...

Chủ động có các biện pháp phòng chống rét cho thủy sản. Ảnh: media.quangninh.gov.vn
Chủ động có các biện pháp phòng chống rét cho thủy sản. Ảnh: media.quangninh.gov.vn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa đông xuân 2022 - 2023, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có khoảng 4 - 5 đợt rét đậm, trong đó có ngày rét hại, vùng cao rét hại nặng đến rất nặng, có đợt rét đậm, rét hại xảy ra kéo dài khoảng 4 - 6 ngày; tổng lượng mưa cả mùa các khu vực trong tỉnh khả năng ở mức ít hơn trung bình nhiều năm.

Trong thời gian chuyển mùa, nhiệt độ giảm mạnh, nếu không được chăm chóc, quản lý tốt, động vật thủy sản sẽ bị chết rét và nhiễm một số biện như nấm, vi khuẩn, vi rút… Vì vậy, để chủ động phòng chống rét, dịch bệnh cho động vật thủy sản, Sở NN-PTNT Lào Cai vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn hướng dẫn người nuôi trồng thủy sản thực hiện một số nội dung như sau:

- Duy trì mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu trên 1,5 - 2m. Làm khung và che phủ bề mặt ao nuôi bằng nilon (hoặc làm giàn cây leo trên mặt ao như giàn bí, giàn bầu..., thả bèo 1/3 - 2/3 diện tích mặt ao) để chắn gió, cách nhiệt không khí, tăng khả năng giữ nhiệt cho ao nuôi.

Bổ sung dinh dưỡng cho cáBổ sung dinh dưỡng cho cá. Ảnh: pqm.vn

- Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách định kỳ 25 - 30 ngày bổ sung Vitamin C, B, A trộn vào thức ăn, liệu lượng liều lượng 500 – 1.000mg/kg thức ăn, cho ăn 5 - 7 ngày liên tục.

- Định kỳ bón vôi, liều lượng 1,5 - 2kg/100m3 (1 - 2 lần/tháng) xuống ao để ổn định môi trường ao nuôi và diệt mầm bệnh. Trong thời gian rét đậm, rét hại, tuyệt đối không kéo lưới kiểm tra thủy sản nuôi, không thu hoạch theo cách đánh tỉa thả bù để tránh bị xây xát nhằm hạn chế các bệnh đốm đỏ, lở loét do nấm thủy mi, trùng quả dưa, trùng bánh xe và ký sinh trùng…

- Đối với nuôi cá trong lồng bè, cần hạ độ sâu đảm bảo mực nước 3 - 4m, di chuyển lồng nuôi vào vị trí khuất gió; che phủ mặt lồng nuôi bằng bạt hoặc lưới đen vào thời gian rét đậm, rét hại.

- Đối với nuôi cá nước lạnh, các cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm cần có phương án điều tiết, tích trữ số lượng nước; đồng thời chuẩn bị các máy móc, thiết bị cần thiết (máy bơm, máy sục khí, máy tạo dòng, hệ 2 thống lọc bán tuần hoàn...) để có biện pháp khắc phục khi lượng nước tại các sông, suối giảm do tổng lượng mưa cả mùa các khu vực trong tỉnh khả năng ở mức ít hơn trung bình nhiều năm.

- Hàng ngày theo dõi các yếu tố môi trường, đảm bảo chất lượng nước ao nuôi theo yêu cầu kỹ thuật. Quan sát các hiện tượng bất thường, xác định nguyên nhân để xử lý kịp thời. Tổ chức thu hoạch sớm thủy sản đến kỳ thu hoạch để hạn chế thiệt hại do chết rét.

Tăng cường phổ biến, hướng dẫn phòng và trị một số bệnh thường gặp ở động vật thủy sản trong thời gian chuyển mùa (theo phụ biểu chi tiết đính kèm). Các huyện, thị xã: Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà tăng cường triển khai hướng dẫn người nuôi thủy sản các biện pháp xử lý môi trường ao nuôi, phòng và trị bệnh cho động vật thủy sản theo khuyến cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Lào Cai tại các thông báo kết quả quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản hàng tháng.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 08/12/2022
Lưu Hòa
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 21:25 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 21:25 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 21:25 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 21:25 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 21:25 15/11/2024
Some text some message..