Chứng nhận “an toàn cá heo” - Yêu cầu khắt khe đối với cá ngừ xuất khẩu Việt Nam

Cá ngừ là sản phẩm XK chủ lực và có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm hàng hải sản XK của Việt Nam hiện nay nhưng trong tháng 5/2013 đã có dấu hiệu sụt giảm tại một nửa trong số 10 thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, Israel, Mexico và Canada.

Chứng nhận “an toàn cá heo”
Chứng nhận “an toàn cá heo”

Từ đầu năm nay, XK cá ngừ sống/tươi/đông lạnh (trừ thăn cá ngừ đông lạnh) sang phần lớn các thị trường đều giảm, trong đó đáng chú ý là sự sụt giảm giá trị XK cá ngừ sang 2 thị trường lớn là Mỹ và Nhật Bản trong tháng 5 và cả 5 tháng đầu năm 2013. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính do thiếu nguồn nguyên liệu cho chế biến mặt hàng này.

Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, giá trị XK cá ngừ đóng hộp và cá ngừ tươi/sống đông lạnh (trừ thăn cá ngừ đông lạnh) sang Mỹ đều giảm, lần lượt là 9,67% và 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá trị XK cá ngừ chế biến khác và thăn cá ngừ đông lạnh lại tăng, một phần vì người tiêu dùng Mỹ vẫn chưa lấy lại được lòng tin với các sản phẩm cá ngừ đóng hộp.

Còn tại thị trường Nhật Bản, do đồng yên ngày càng mất giá cộng với việc chính phủ nước này đang sử dụng nhiều biện pháp hạn chế NK đã khiến ngành cá ngừ nước này lao đao và điều này đã ảnh hưởng tới XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản. Số lượng các DN XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong tháng 5 giảm rõ rệt, chỉ còn vài DN.

Ngoài các khó khăn về nguyên liệu vốn chưa thể khắc phục được, ngành cá ngừ Việt Nam lại sắp phải đối mặt với một rào cản khác về chứng nhận khai thác. Đây chính là cảnh báo của Earth Island Institute (EII) về việc cấp chứng nhận “An toàn cá heo” (Dolphin Safe) cho các sản phẩm cá ngừ XK của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, các cơ quan thẩm quyền nghề cá của Việt Nam hiện vẫn chưa đánh giá hết tầm quan trọng của cảnh báo này.

Tuy nhiên, các DN XK cá ngừ của Việt Nam cho biết, chứng nhận này của EII có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động XK cá ngừ của Việt Nam. Mặc dù EII là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, được thành lập tại Mỹ, hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ và phát triển các dự án chống lại mối đe dọa đến đa dạng sinh học, văn hóa mà có ảnh hưởng đến môi trường, nhưng do có phạm vi hoạt động trên toàn cầu nên EII được nhiều hiệp hội người tiêu dùng tin cậy đối với sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường.

Mặt khác, EII lại có ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ cá ngừ tại hơn 51 quốc gia, ngoài Mỹ còn có các thị trường khác như EU, Canada, Australia, New Zealand... Hiện có hơn 300 công ty khai thác, chế biến và phân phối sản phẩm cá ngừ (chiếm 90% tổng số công ty cá ngừ trên thế giới) tham gia và là thành viên của EII. Hầu hết sản phẩm cá ngừ nếu không được cấp chứng nhận “An toàn cá heo” sẽ không được chấp nhận tại các thị trường Mỹ, EU, Canada, Australia, New Zealand… vì các nước này đều tham gia tổ chức EII và thường đỏi hỏi các nhà cung cấp, phân phối phải gia nhập EII. Do đó, điều kiện tiên quyết khi tham gia vào ngành chế biến cá ngừ XK là phải tham dự chương trình “An toàn cá heo” hiện nay của EII.

Nếu các DN không đăng ký là thành viên của EII và sản phẩm không được cấp chứng nhận “An toàn cá heo” thì hầu hết không xuất được hàng sang các thị trường nói trên với lý do: EII có tầm ảnh hưởng lớn đến các nước NK là thành viên của EII và họ chỉ tin tưởng khi NK các mặt hàng cá ngừ được cấp chứng nhận “An toàn cá heo”. Do đó, cá ngừ chỉ được NK và tiêu thụ mạnh tại các thị trường này khi các DN XK cá ngừ tham gia vào tổ chức EII và sản phẩm phải được cấp chứng nhận “An toàn cá heo”.

Đối với các DN là thành viên của EII, họ thường yêu cầu các nhà cung cấp cũng phải là thành viên của EII, khi đó họ mới chấp nhận mua hàng. Còn đối với DN không là thành viên của EII thì sản phẩm không được cấp chứng nhận “An toàn cá heo” cho cá ngừ XK. Các quy định của EII chỉ áp dụng cho các DN là thành viên của tổ chức này. Khi DN đã đăng ký là thành viên của EII sẽ phải tuân theo các quy định của EII như: DN không được phép dùng các phương pháp đánh đánh bắt gây hại cho cá heo, cá nhám; không được mua nguyên liệu hay thành phẩm từ các công ty mà tổ chức EII không cho phép.

Trong trường hợp một công ty chế biến XK cá ngừ bị loại khỏi danh sách thành viên của EII thì các công ty khác đang có quan hệ làm ăn với công ty này sẽ phải ngưng mua hàng cho tới khi công ty bị loại khỏi danh sách được gia nhập lại là thành viên của EII.
Việc tham gia vào tổ chức EII mang tính tự nguyện và các DN của các nước như Indonesia, Phillipines…đều tham gia vào EII.

Nếu DN Việt Nam không tham gia vào EII sẽ mất lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực lân cận và sản phẩm không thể tiêu thụ được các thị trường yêu cầu có chứng nhận “An toàn cá heo”.

Trong bối cảnh XK hải sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn như hiện nay, theo ý kiến của nhiều chuyên gia,  việc tham gia là thành viên và tuân thủ các quy định của EII là điều kiện tiên quyết giúp các DN chế biến XK cá ngừ có thể trụ chân tại các thị trường NK kể trên.

Các thông tin về tổ chức EII

Danh sách các nhà nhập khẩu, các nhà phân phối, bán lẻ đang là thành viên của EII

Các yêu cầu của EII để được dán nhãn "An toàn cá heo - Dolphin safe"

vasep.com.vn
Đăng ngày 25/06/2013
Nguyễn Hà
Doanh nghiệp

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:00 21/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 14:00 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 09:36 19/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 09:52 13/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 04:50 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:50 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 04:50 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 04:50 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 04:50 21/12/2024
Some text some message..