Chương trình phát triển cá nước lạnh còn nhiều điều đáng bàn, Bài cuối: Cá “khát”…quy hoạch

Sau khi đưa chúng tôi xem lá đơn, anh Đỗ Tiến Thắng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Hà (thành phố Lào Cai) vẫn liên tục nhắc: “Nhà báo cứ nói là chúng tôi đang kêu cứu nhé, mà không được cứu ngay thì chỉ có mà… phá sản”.

Chăm sóc cá giống tại Trung tâm nghiên cứu cá nước lạnh Sa Pa. Ảnh: Phạm Sơn
Chăm sóc cá giống tại Trung tâm nghiên cứu cá nước lạnh Sa Pa. Ảnh: Phạm Sơn

Lá đơn mới đây của Công ty Thiên Hà gửi Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa trình bày như sau: Năm 2006, Công ty được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Dự án và Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa cấp 7.000 m2 đất tại thôn Can Hồ A, xã Bản Khoang (Sa Pa) để xây dựng trang trại nuôi cá nước lạnh. Ngay sau đó, Công ty Thiên Hà đã đầu tư xây dựng đồng bộ 5.000 m2 ao nuôi cá và hệ thống cấp, thoát nước kiên cố, các công trình hạ tầng khác đi kèm. Đến nay, năng lực và thực tế sản xuất hàng năm của công ty đạt 40 - 60 tấn cá hồi, cá tầm thương phẩm. Trong quá trình sản xuất, công ty gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết, mùa mưa lũ ống, mùa khô thiếu nước, thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều bất lợi, nhưng Công ty Thiên Hà vẫn đứng vững, duy trì sản xuất.

Tuy nhiên, hiện công ty đang tiếp tục đối mặt với trở ngại lớn, bỗng nhiên xuất hiện một ao nuôi cá của cơ sở khác đã chặn ngang đầu nguồn nước suối Can Hồ mà đơn vị này đang sử dụng để nuôi cá nước lạnh. Việc bị chặn ngang nguồn nước khiến các ao nuôi cá của Công ty Thiên Hà thiếu nước, ảnh hưởng xấu đến năng suất, sản lượng cá và cá có nguy cơ chết hàng loạt vì thiếu ô-xy. Điều đáng ngại hơn là việc sử dụng chung nguồn nước rất dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh đối với cá tại các ao nuôi phía hạ nguồn.

Ông Nguyễn Thái Thịnh, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thịnh Mơ, cơ sở nuôi cá nước lạnh tại xã Tả Phìn (chúng tôi đã đề cập trong bài viết trước) cũng đã thừa nhận việc vừa tự nguyện xin rút chủ trương đầu tư một trại nuôi cá lớn trên đầu nguồn suối Can Hồ sau khi Công ty Thiên Hà có những phản ứng mạnh mẽ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Tiến Thắng cho biết thêm: Cá nước lạnh rất mẫn cảm với nguồn nước không đảm bảo chất lượng, nhất là nguồn nước sử dụng lại từ ao nuôi cá sử dụng thức ăn công nghiệp. Cá nước lạnh có thể nuôi với mật độ dày, nhưng nếu thiếu nước hoặc cá bị nhiễm bệnh sẽ chết rất nhanh và chết hàng loạt khiến lãnh đạo Công ty Thiên Hà rất lo lắng khi cơ sở nuôi cá tại đầu nguồn nước vẫn tồn tại.

Ông Đỗ Tiến Thắng khẳng định có đủ cơ sở để đề nghị cơ sở này dừng hoạt động vì Công ty Thiên Hà đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép khai thác, sử dụng nguồn nước mặt và giấy phép xả thải vào nguồn nước tại suối Can Hồ. “Nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn hoặc không đủ lưu lượng cho trang trại cá, chúng tôi có thể bị thiệt hại cả chục tỷ đồng chỉ trong mấy ngày” - ông Thắng không giấu nổi bức xúc. Trong khi đó, từ đầu năm 2012 đến nay, Công ty Thiên Hà đã một số lần gửi đơn đến Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa, nhưng đến nay quyền lợi chính đáng của đơn vị vẫn chưa được bảo vệ vẹn toàn.

Trung tâm Nghiên cứu cá nước lạnh Sa Pa (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cái nôi của nghề nuôi cá tầm, cá hồi vân Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2005. Gần đây, Trung tâm nghiên cứu cá nước lạnh Sa Pa đã khá vất vả trong việc giải quyết tranh chấp với một cơ sở tư nhân đăng ký xây dựng ao nuôi cá giống trên đầu nguồn nước mà cơ quan nghiên cứu này đã sử dụng bấy lâu. Nó cũng gióng lên hồi chuông báo động về việc đầu tư ồ ạt, thiếu kiểm soát đối với nghề nuôi cá nước lạnh.

Không chỉ là những vụ việc tranh chấp nguồn nước giữa các cơ sở, người nuôi cá nước lạnh tại huyện Sa Pa còn đang phải đối mặt với việc chia sẻ và điều tiết nguồn nước đối với sản xuất nông nghiệp. Trong những ngày cuối mùa khô vừa qua, có đến quá nửa số cơ sở nuôi cá nước lạnh tại huyện Sa Pa bị thiếu nước, nhiều ao nuôi cá chết hàng loạt, một trong những nguyên nhân là các cơ sở nuôi cá nước lạnh phải nhường nước cho hệ thống thủy lợi.

Cá biệt có trường hợp như cơ sở nuôi cá nước lạnh của Công ty Thịnh Mơ phải nhường một phần nguồn nước đang sử dụng cho công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Tả Phìn đang xây dựng. Lo lắng 5.000 m2 ao nuôi thiếu nước, ông Nguyễn Thái Thịnh đã có ý kiến với cơ quan chuyên môn huyện Sa Pa đề nghị sử dụng nguồn nước khác cho công trình nêu trên. Thậm chí Công ty Thịnh Mơ còn chấp thuận việc chịu toàn bộ chi phí khảo sát, thiết kế lại công trình cấp nước sinh hoạt nhưng vẫn không thể thay đổi tình hình.

Chưa bao giờ nghề nuôi cá nước lạnh lại “khát” nước như thời điểm này, nhất là các cơ sở nuôi cá tại huyện Sa Pa. Nguyên nhân là thiếu sự điều tiết kịp thời của cơ quan chuyên môn trong việc xây dựng bản quy hoạch chi tiết và có tính chiến lược, lâu dài. Năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có bản quy hoạch khá chi tiết về ngành nuôi thủy sản nhưng trong đó chỉ đề cập một phần nhỏ quy hoạch nuôi cá nước lạnh. Sự phát triển nhanh và mạnh của nghề nuôi cá nước lạnh trong mấy năm gần đây đã dẫn tới những vụ việc tranh chấp nêu trên. Thiếu quy hoạch sẽ dẫn đến việc đầu tư thiếu hiệu quả và nguy hiểm hơn là thiếu cơ sở pháp lý để xử lý dứt điểm các vụ việc tranh chấp, tình trạng đầu tư ồ ạt, tác động xấu đến môi trường, môi sinh, cảnh quan vùng đất du lịch.

Ông Nguyễn Văn Tuyển, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Hiện, ngành đang thực hiện điều chỉnh bản quy hoạch nuôi thủy sản năm 2008, trọng tâm là quy hoạch chi tiết ngành nuôi cá nước lạnh. Tuy nhiên, theo ông Tuyển thì việc xây dựng mới bản quy hoạch với khung thời điểm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 nhưng mức kinh phí trên 200 triệu đồng là quá thấp, sẽ khó xây dựng được bản quy hoạch chính xác như mong muốn và mang tầm chiến lược. Ý kiến của ngành nông nghiệp và của hầu hết các cơ sở nuôi cá nước lạnh là khi chưa có bản quy hoạch chi tiết thì chính quyền địa phương cần nêu cao tính chủ động trong quản lý xây dựng, sản xuất cá nước lạnh, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, những mâu thuẫn để tránh thiệt hại cho nhà đầu tư.

baolaocai.vn
Đăng ngày 28/05/2013
Cao Cường - Vân Thảo
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 19:57 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 19:57 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 19:57 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:57 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 19:57 22/12/2024
Some text some message..