Thức ăn thủy sản có nguồn protein cung cấp chủ yếu là bột cá (chế biến từ cá tạp có được do đánh bắt ngoài biển), với sản lượng khai thác không thay đổi nhưng nhu cầu tăng hơn 2 lần đã tạo áp lực cho nguồn nguyên liệu cung cấp nguồ protein. Do đó, để có thể có nguồn thức ăn bền vững các nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm kiếm các nguồn liệu thay thế khác như từ đậu nành, lúa mạch, côn trùng, phụ phẩm cá,…
Ngoài ra, theo những dự đoán của FAO, năm 2030 sản lượng nuôi trồng thủy sản sẽ tăng thêm 30 triệu tấn, khi đó yêu cầu nguyên liệu thô để chế biến thức ăn là 45 triệu tấn. Nhiều được đưa ra để đảm bảo số lượng thực phẩm mà ngành thủy sản sẽ cung cấp khi dân số thế giới đạt 10 tỉ người (năm 2050). Những dự án này giúp chúng ta không bị phụ thuộc vào sự hạn chế nguyên liệu chế biến thức ăn.
Từ nhu cầu thực tế cấp thiết, nghiên cứu về sự chuyển đổi khí CO2 thành protein ăn được để cung cấp nguồn protein cho thức ăn thủy sản chính là hướng đi phát triển mới và mang tính bền vững lâu dài.
Nguyên lí của hướng đi bền vững này chính là sự phát triển và hỗ trợ vòng tròn kinh tế sinh học, là vòng tròn mà các thành phần hoặc chất dinh dưỡng được đánh giá thấp hoặc không được tận dụng trước đây sẽ quay trở lại và tham gia chuỗi thức ăn.
Hiện nay, dự án chuyển đổi CO2 thành protein ăn được đang được thực hiện bởi công ty Skretting và công ty Kiverdi (một công ty đang phát triển về loại protein thay thế sử dụng trong thức ăn thủy sản). Kiverdi sử dụng công nghệ được lấy cảm hứng từ công nghệ chuyển đổi CO2 của NASA để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Họ chuyển đổi CO2 thành protein trong thức ăn thủy sản thông qua quá trình xử lý sinh học đơn bào và loại thức ăn này được gọi là thức ăn Kiverdi CO2. Hiện công ty này đang hợp tác với công ty mẹ của Skretting là Nutreco thông qua bộ phận phát triển NuFrontiers. Theo May- Helen Holme, quản lí bộ phận dinh dưỡng cá hồi tại trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản của Skretting: “Protein được sản xuất theo phương pháp này rất hiệu quả với các loài cá ăn động vật. Đây cũng là một tiềm năng để làm giảm đáng kể lượng carbon có trong thức ăn thủy sản”.
Quá trình khí hóa để tạo ra protein có nguồn gốc từ khí CO2
Công nghệ thức ăn Kiverdi CO2 sử dụng đầu vào là thiết bị sinh học độc quyền, CO2, nitrogen, hydrogen, nước và khoáng, tất cả sẽ được hòa với chất sinh học trong một quá trình khí hóa, hay còn gọi là quá trình chuyển các nguyên liệu khác nhau thành sinh khối giàu protein. Loại CO2 được sử dụng trong quá trình này đến từ các nguồn công nghiệp đã được làm sạch đến cấp thực phẩm như CO2 có trong các loại nước có gas. Quá trình trên được vận hành bởi việc sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, thủy triều,…).
“Thức ăn có nguồn gốc CO2 sẽ cung cấp một giải pháp về protein thức ăn tương tự như bột cá nhưng chúng mịn hơn, hiệu quả hơn và không cần phải đánh bắt cá tự nhiên. Công nghệ của chúng tôi sẽ lấy CO2 ra khỏi không khí và chuyển vào chuỗi thức ăn, đi vào vòng tròn kinh tế sinh học, giúp làm giảm áp lực lên các nguồn tài nguyên khan hiếm như việc đánh bắt cá tự nhiên.” Tiến sĩ Lisa Dyson, CEO và nhà sáng lập Kiverdi cho biết.
Trong khi áp dụng nguồn nguyên liệu mới và bền vững vào thức ăn thủy sản, ở cả hình thức thay thế và trao đổi, chúng đã được công nhận có ý nghĩa trong việc làm giảm sự phụ thuộc vào một loại nguyên liệu nào đó – một thách thức lớn mà chúng ta phải đối mặt để có thể đổi mới và đạt quy mô thương mại thức ăn thủy sản.
Giám đốc trung tâm đổi mới Nutreco – Viggo Halseth cho biết: “chúng tôi hào hứng để thấy tương lai những gì làm được trong dự án với Kiverdi. Chỉ cần một vùng đất nhỏ đã có thể đưa sản xuất gần hơn với người tiêu dùng. Hành tinh của chúng ta đang ấm dần, nguyên nhân lớn nhất đến từ khí CO2 trong không khí. Thêm vào đó, việc gia tăng dân số đang đưa chúng ta gần hơn với khủng hoảng thực phẩm toàn cầu. Công nghệ chuyển khí CO2 thành protein ăn được sẽ cho chúng ta cơ hội để trở thành một trong những giải pháp hiệu quả cho các thách thức này”.