Chuyện lạ về cả làng ăn cá nóc ở Đà Nẵng

Mặc dù đã có chỉ thị cấm đánh bắt, tiêu thụ, sử dụng cá nóc cách đây 15 năm, nhưng vì sao trong vô vàn chủng loại, người dân Đà Nẵng lại ưa dùng duy nhất loại cá nóc giấy? Câu trả lời bất ngờ, như cách họ xơi cá nóc bao nhiêu năm qua...

Chuyện lạ về cả làng ăn cá nóc ở Đà Nẵng
chế biến cá nóc ở Đà Nẵng. (Ảnh: HC)

Cấm, nhưng không “vơ đũa cả nắm”

Thế nhưng tại sao vẫn có nhiều người bị ngộ độc khi ăn cá nóc lâu nay? Anh Tr, một ngư dân Nam Ô cho tôi một giải thích: “Đó là do họ không biết dùng cá nóc, hoặc có thể lần đầu tiên dùng đến. Còn con nào độc, con nào không, chế biến thế nào, dân đi biển như tui rành cả”.

Người đàn ông miền biển có nước da ngăm đen liệt kê hàng loạt loại cá nóc, đốm, thu, hoa… và bật mí: “Người dân ở Nam Ô chỉ ăn duy nhất một loại, đó là cá nóc giấy - bụng màu trắng, lưng màu xám nhạt...”

Người dân Nam Ô mất 5 năm, 10 năm, hoặc hơn thế nữa để có đủ kinh nghiệm sơ chế và sử dụng cá nóc giấy. Nói như anh N.V.Th (phường Hòa Hiệp Nam), việc người dân Nam Ô dùng cá nóc không khác gì một loại... thuốc tới nay vẫn chưa được nghiên cứu. Cá nóc có con độc tính cao, con độc tính vừa, con độc tính rất ít.

4h45 một sáng giữa tháng 6, tôi mắt nhắm mắt mở, dò dò xuống bờ biển Nam Ô tìm điểm tập kết, thu mua cá nóc. Đang lang thang, tôi gặp bà H cũng đang… dạo biển chờ tàu thuyền cập bờ thu mua cá các loại. Bà H cho biết, khoảng 7h30 - 8h hằng ngày, cá nóc giấy được một số đầu nậu thu gom, rồi đưa về chợ Nam Ô hay các con hẻm ở địa phương bày bán.

Theo giới thiệu của bà H, tôi tìm đến điểm bán cá nóc của một người đàn bà trung niên trong một con hẻm trên đường Nguyễn Lương Bằng (phường Hòa Hiệp Nam). Nếu không phải người dân Nam Ô, không dễ để mua được cá nóc giấy mà bà này đang bán. Sợ bị kiểm tra, tịch thu, tiêu hủy, bà chỉ trưng bày các loại cá biển khác, còn thau cá nóc được bà dùng chiếc mâm nhôm che chắn rất cẩn trọng. “Có cá nóc giấy không?”, nghe tôi hỏi, bà mới dở chiếc mâm lên rồi ra giá 60 nghìn đồng/kg. Lượng cá đâu chừng khoảng hơn 10kg chứ không nhiều. Hỏi, “ăn có… tê lưỡi, giật giật không vậy?”. Bà cười bảo: “Không có bán, không có ăn, có đâu mà chết chóc”. Chúng tôi gật đầu, bà liền lấy cá nóc ra và lẹ tay loại bỏ đầu cá và lột da. Việc xử lý có thể mô tả lại như sau: Dùng dao thái cắt xéo đầu cá theo hướng từ trên xuống bụng rồi lột da sao cho kéo cả bộ ruột ra ngoài. Chỉ trong chớp mắt, con cá nóc giấy chỉ còn mỗi thớ thịt trắng hồng.

Tại chợ Nam Ô, trừ ngày rằm, mồng một, hầu như ngày nào cũng có cá nóc giấy. Khác với cá nục, ngừ, phèn, bùng binh,… tốc độ tiêu thụ cá nóc giấy ở đây diễn ra rất nhanh vì số lượng cá ngư dân đánh được rất ít. Theo tiết lộ của các chủ nậu, người ta “khoái” dùng loại cá này hơn các loại cá khác nên giá thường dao động từ 60 - 100 nghìn đồng/kg.

“Cá không có bán, không có ăn, có đâu chết” lại là câu trả lời từ các tiểu thương khi chúng tôi hỏi: “Ăn cá này có sao không?”. Không chỉ tiểu thương mà người mua cũng “chê cười” thắc mắc của chúng tôi: “Bậy nà, ăn như thịt gà, quất (ăn) phát đã miệng phải biết”. Một người mua khác bổ sung: “Cá gì ăn ớn chứ cá nóc giấy thì… như cơm. Ăn hoài không ớn. Mà không phải cá nóc hoa, thu… đâu mà độc!”.

Cá nóc giấy bày bán ở Nam Ô (Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Cá nóc giấy bày bán ở Nam Ô (Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng).

“Sống mở” với cá nóc, nhìn từ Nhật Bản

Không chỉ cá nóc giấy tươi, người dân Nam Ô còn làm khô để nhấm rượu hoặc chiên lên ăn cơm. Khách vào quán nhậu, hứng gọi cũng có.

Câu hỏi đặt ra là ai đã xây dựng “sáng kiến” ăn cá nóc giấy lẫn cách chế biến chúng một cách thuần thục, bài bản, đảm bảo ăn vào không “tê lưỡi, co giật, nôn mửa” như vậy? Bà Ng, một người có thâm niên ở làng Nam Ô nói rằng, đó là “nghiên cứu” của các vị lớn tuổi. Giờ họ ở đâu? “Qua mấy đời rồi, họ không còn trên cõi đời này nữa. Và hậu thế học theo họ” - bà Ng bảo. Anh Tr tiết lộ, có lẽ là nói quá lên, rằng, so với các làng biển khác, ở Nam Ô, cá nóc rất có giá. Người ta coi cá nóc giấy như… vàng. Đến nỗi, đi được cả mẻ cá lớn, hỗ tạp nhiều loại, nhưng ngư dân cứ tranh nhau con cá nóc giấy cho được. “Con cá nóc cũng như con rắn vậy. Có con độc, có con không những dùng được mà còn rất bổ dưỡng” - anh Th nói.

Tôi chợt nhớ đến những lần nhìn người dân vùng núi xử lý rắn độc để ngâm rượu và làm thức ăn... Không cổ súy việc dùng cá nóc giấy của người dân, nhưng cách họ dùng loại cá này trong hàng chục năm qua mà không… chết thì không thể không lưu tâm.

Tôi lật lại chỉ thị của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng về nghiêm cấm việc đánh bắt, lưu thông, mua bán và chế biến cá nóc trên địa bàn thành phố. Chỉ thị này có từ năm 2002, nhưng vẻ như 15 năm qua, việc ngăn chặn người dân mua bán cá nóc luôn tồn tại một… khoảng không nào đó. Bởi giữa “rừng” chủng loại, loại cá nóc giấy vẫn được tiêu thụ công khai, dù lực lượng chức năng có kiểm tra, tịch thu, tiêu hủy đi chăng nữa. Nhiều bài báo đã nêu thực tế này rồi.

Tới nay, việc người dân làng Nam Ô ăn cá nóc giấy không khác gì một loại... thuốc vẫn chưa được nghiên cứu.

Kinh nghiệm nhìn Nhật Bản, chúng ta sẽ nghĩ “thoáng” hơn về loại thực phẩm mà nhiều người gọi là “tử thần”. Các món ăn từ “một trong hai loại động vật có xương sống độc nhất hành tinh” luôn xếp vào hàng đắt đỏ nhất của Nhật Bản.

Theo tư liệu ẩm thực của người Nhật: Một suất sashimi cá nóc (một món ăn truyền thống Nhật Bản mà thành phần chính là các loại hải sản tươi sống) tại một nhà hàng vài sao có thể “ngốn” của một gia đình hết hàng trăm USD (chừng 7 - 8 miếng thôi).

Ngược thời gian, thời kỳ Heian (dấu son trong văn hóa Nhật Bản, kéo dài từ năm 794 - 1185) ghi chép rằng cá nóc có thể ăn được. Thời cận đại, thay vì thắt cổ hay nhảy lầu, một số võ sĩ Nhật Bản tự vẫn bằng cách ăn cá nóc. Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành lệnh “cấm ăn cá nóc”. Đến thời Minh Trị, họ quyết liệt hơn ra rất nhiều sắc lệnh trong việc cấm dân ăn cá nóc. Tuy vậy, vào năm 1888, chính khách Ito Hirobumi (Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản) vô tình được thưởng thức món cá nóc, cảm thấy rất ngon, và lệnh cấm được dỡ bỏ từ đó. Người dân vui mừng lập tấm bia cá nóc kỷ niệm ngày lệnh cấm được dỡ bỏ.

Nhật Bản có “chiến lược” ẩm thực cá nóc rất bài bản. Để có thể phục vụ được món cá nóc, những đầu bếp của Nhật Bản sẽ phải trải qua 2 năm đào tạo. Họ cũng cần khoảng 3 năm học việc, trước khi có thể tự tay xẻ thịt một con cá cho khách hàng.

Còn tại nước ta, Việt Nam “tập tành” xuất khẩu cá nóc sang các nước. Chúng ta có hẳn đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2013 - 2015. Thế nhưng kết quả không thành công như mong đợi.

Trong khi xuất khẩu trắc trở vì nhiều lý do thì tại sao không xây dựng “thương hiệu” ẩm thực cá nóc nội địa? Chính quyền có thể giỏi về quản lý, nhưng về chuyên môn nghiên cứu cá nóc thì cũng cần sự giúp đỡ kiến thức, tư vấn,.... của các nhà khoa học, chuyên gia. Và có thể tham khảo “kinh nghiệm” người dân Nam Ô như những “chuyên gia” chọn lọc cá nóc và chế biến loại động vật “tử thần” này. Và như vậy, Đà Nẵng hoàn toàn có thể xây dựng điểm đến có một không hai về ẩm thực cá nóc của cả nước với điều kiện nghiên cứu thí điểm thành công.

“Trong mấy trăm loài cá nóc thì chỉ có 3 loài không độc. Cách nhận biết bằng mắt là con cá nóc độc lưng chúng có gai nhỏ từ đỉnh đầu chạy xuống tận đuôi. Ngược lại con có gai không liên tục trên thân không độc hoặc chưa chắc độc. Nhà nước khuyến cáo dân không nên ăn nhưng dân mình giàu kinh nghiệm, nên họ biết ăn con nào chết, con nào không chết. Theo các nhà khoa học nghiên cứu, thường vào mùa đẻ con trong trong gan cá nóc xuất hiện độc tố. Trái lại không phải mùa đẻ, độc tố giảm đi nên mới có chuyện ăn chết và không chết ở đây”.
Theo ông Võ Thiên Lăng - Phó chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam

 

Đăng ngày 30/06/2017
Theo Lao Động
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 16:14 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 16:14 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 16:14 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 16:14 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 16:14 22/11/2024
Some text some message..