Chuyện làm giàu của “Nhàn nuôi ếch”

Về đến thị trấn Mỹ An (Tháp Mười - Đồng Tháp), hỏi thăm nhà anh Nguyễn Văn Nhàn ở khóm 3, chúng tôi được người dân ở đây chỉ dẫn rất nhiệt tình. Ai cũng gọi anh với cái tên thân mật: “Nhàn nuôi ếch”.

nuoi ếch
Mô hình nuôi ếch.

Trong căn nhà khang trang, anh Nhàn vui vẻ kể với chúng tôi về những ngày đầu khởi nghiệp nuôi ếch. Anh bảo: “Tôi bắt đầu nuôi ếch từ năm 2007, lúc đầu chỉ nuôi thử 3.000 con, về sau, thấy nuôi không quá khó, lại cho thu nhập cao nên mở rộng quy mô với diện tích ao nuôi khoảng 1.000m2 và quyết làm giàu từ vật nuôi này”.

Với kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian nuôi thử, đến nay, anh đã tăng quy mô nuôi lên tới 20.000 con ếch mỗi lứa, trừ chi phí, thu lãi 20 - 25 triệu đồng. Từ chỗ ban đầu phải đi mua ếch giống, đến nay anh đã tự nuôi ếch bố mẹ để tạo ra ếch giống. Bình quân mỗi năm anh xuất bán 4 - 5 lứa (mỗi lứa xuất sau 1,5 - 2 tháng), tổng sản lượng khoảng 10 - 15 tấn ếch. Với giá bán dao động trong khoảng 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi năm anh Nhàn thu lãi 80-90 triệu đồng.

Ngoài ra, trong diện tích ao nuôi, anh Nhàn còn kết hợp thả cá trê, cá điêu hồng để tận dụng thức ăn dư thừa của ếch, mỗi năm cũng thu được 5 tấn cá, lãi khoảng 80 triệu đồng mà không phải tốn tiền thức ăn. Chưa dừng lại ở đó, anh Nhàn còn trồng nửa công (500m2) rau rút phía sau nhà, mỗi tháng thu nhập 7-8 triệu đồng. Cộng các nguồn thu từ nuôi ếch, cá và rau rút, mỗi năm gia đình anh thu về hơn 200 triệu đồng.

Chúng tôi tỏ vẻ ngưỡng mộ trước cơ ngơi khang trang trị giá tiền tỉ mà gia đình anh mới xây xong, anh Nhàn nói: “Cũng nhờ nuôi ếch mà vợ chồng tôi mới xây được căn nhà này đấy, nếu chỉ làm lúa thì may lắm cũng đủ ăn mà thôi. Ngoài ra, nuôi ếch còn nhàn hơn nhiều, do đó tôi cũng có thời gian hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho bà con trong vùng để cùng vươn lên làm giàu”.

Kinh Tế Nông Thôn
Đăng ngày 14/03/2013
Quang Minh
Nuôi trồng

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 08:54 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 08:54 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 08:54 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 08:54 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 08:54 28/11/2024
Some text some message..