Chuyện nuôi tôm công nghiệp

Đang cho xáng vào ban hơn 1 ha đất nuôi tôm công nghiệp trước đây để nuôi tôm quảng canh cải tiến, ông Nguyễn Trung Tấn (ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) lắc đầu ngao ngán: “Trước nuôi tôm công nghiệp dễ làm giàu, làm chơi mà ăn thiệt. Còn giờ làm thiệt lại không có ăn. Môi trường bị ô nhiễm, nguồn con giống trôi nổi không đảm bảo chất lượng, giá tôm thẻ cứ rớt liên tục, đợi hoài chẳng biết lúc nào mới tăng trở lại, chi phí đầu tư cho sản xuất ngày càng tăng. Tỷ lệ thành công thì ít, rủi ro lại nhiều. Thôi thì chuyển sang nuôi tôm quảng canh hay quảng canh cải tiến cho chắc”.

thu tôm ở Cà Mau
Thu hoạch tôm tại xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời.

Lúc đầu ông Tấn cũng như nhiều hộ nông dân ở địa phương chẳng hiểu biết gì nhiều về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp. Nhưng thấy 10 hộ nuôi thì có 8 hộ thành công, chỉ trong vòng 3, 4 tháng nuôi, lợi nhuận vài trăm triệu đồng, cá biệt có một vài hộ thu tới bạc tỷ, thấy ham, không đắn đo, ông Tấn thuê xáng vào múc đầm nuôi tôm công nghiệp với diện tích 700m2. Ðúng như dự đoán của ông, mấy tháng sau, đầm tôm công nghiệp thu lãi ròng trên 50 triệu đồng. Thành công bước đầu tiếp thêm động lực để ông mạnh dạn đưa cơ giới vào cải tạo thêm 2 đầm nuôi tôm công nghiệp.

Hầu như vụ nuôi nào cũng thành công, 5 năm sau, ông sang được 1,1 ha đất và tiếp tục mở rộng thêm diện tích nuôi tôm công nghiệp lên 5 đầm (tổng diện tích 1,6 ha). Theo tính toán của ông Tấn, với mức thu nhập gần 200 triệu đồng/hầm/vụ, nhanh chóng sẽ thu hồi được vốn. Tuy vậy, không lâu sau, giá tôm thẻ nguyên liệu liên tục rớt, có lúc giảm tới 50% so với các năm trước. Do ảnh hưởng của giá tôm, cộng thêm chi phí đầu tư cho sản xuất đồng loạt tăng, mỗi vụ ông Tấn chỉ còn lời vài chục triệu đồng, có vụ “gãy”, lỗ không ít.

Ngán ngẩm với tình trạng giá tôm ngày càng giảm, ông Tấn dồn sức chăm sóc vài chục công đất nuôi tôm quảng canh truyền thống, kiếm sống qua ngày và tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến, với hy vọng sẽ tìm được cơ hội làm giàu bền vững từ mô hình này.

Cùng chung hoàn cảnh với ông Tấn, anh Lê Thanh Tính (ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời) không giấu được nỗi buồn khi nhìn những đầm tôm công nghiệp đầy rong rêu, dàn quạt gác lên bờ, những chiếc mô-tơ cũng lặng lẽ nằm im nơi góc chòi. Trước đây, ngày nào anh cũng bận rộn với mấy đầm tôm công nghiệp, vậy mà hiện nay anh được rảnh rỗi “vô thời hạn”. Bởi toàn bộ 2,5 ha nuôi tôm công nghiệp (7 hầm) đều bị “treo” 3 tháng nay và không biết khi nào mới thả nuôi trở lại.

Anh Tính là một trong những người đầu tiên ở ấp mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi tôm công nghiệp. Ban đầu anh chỉ nuôi thử 2 ao, với diện tích 4.000m2. Thấy hiệu quả, anh liên tục mở rộng diện tích, chỉ trong vòng 2 năm (2012 - 2013), anh đưa cơ giới vào múc thêm 5 đầm nuôi tôm công nghiệp. Cũng từ mô hình này, đời sống kinh tế gia đình anh ngày càng vươn lên. Anh nghĩ, mình đã tìm được hướng đi đúng trong sản xuất. Tuy nhiên, không lâu sau giá tôm rớt thê thảm trong thời gian dài, tình hình sản xuất của gia đình anh cũng khó khăn theo.

Anh Tính tâm sự: “Theo tôi nắm được, giá tôm hiện nay lại tiếp tục giảm. Tình hình này kéo dài chắc tôi phải chuyển một số diện tích nuôi tôm công nghiệp sang mô hình khác, nuôi tôm xen canh cua hay nuôi cá chẽm, cá phi gì đó. Khi nào giá tôm tăng trở lại sẽ tái sản xuất”. Dự định là vậy nhưng anh Tính cũng còn băn khoăn vì không biết lựa chọn mô hình nào mới phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương, vừa đem lại hiệu quả kinh tế bền vững, vừa có thể giúp anh vươn lên làm giàu.

Với những người tự chủ về nguồn vốn và nuôi tôm công nghiệp khá thành công như ông Tấn, anh Tính còn gặp lắm khó khăn, thì đối với bà con không có vốn, số vụ nuôi thất nhiều hơn trúng, càng điêu đứng hơn. Không ít người phải bỏ xứ ra đi tìm kế sinh nhai. Ông Ngô Văn Trực, ông Trần Văn Nam, cùng ngụ ấp Tân Bằng là những hộ nông dân rơi vào hoàn cảnh thê thảm ấy. Thấy nhà nhà nuôi tôm công nghiệp, chỉ vài tháng thu nhập bạc trăm triệu đồng, không vốn, không kỹ thuật, họ vẫn làm liều một phen, hy vọng sớm đổi đời. Liên tiếp mấy vụ nuôi bị thua lỗ, nợ nần chồng chất, không phương tháo gỡ, họ đành rời bỏ quê hương, mưu sinh nơi xứ người.

Ồ ạt chạy theo mô hình nuôi tôm công nghiệp để rồi giờ đây, sau biết bao lần thành công, thất bại, nông dân từng gắn bó với mô hình nuôi tôm công nghiệp bấy lâu nay mới nghiệm ra rằng: “Không thể làm giàu bền vững từ nuôi tôm công nghiệp”. Mỗi người đang tìm hướng đi mới cho riêng mình. Hơn lúc nào hết, bây giờ họ đang rất cần sự sẻ chia, định hướng kịp thời trong sản xuất của các cấp, các ngành chuyên môn./.

Báo Cà Mau, 03/11/2015
Đăng ngày 04/11/2015
Ngọc Minh
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 10:00 01/06/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:42 31/05/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 14:02 30/05/2023

Chất lượng ao nuôi tôm bị suy giảm do đâu?

Chất lượng ao nuôi tác động lớn đến sự tăng trưởng của con tôm. Vậy, nếu chất lượng ao nuôi tôm bị suy giảm do đâu? Tép Bạc sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 10:45 29/05/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 02:10 02/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 02:10 02/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 02:10 02/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 02:10 02/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 02:10 02/06/2023