Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
Khoáng chất là rất cần thiết cho tôm qua từng giai đoạn

Những lợi ích mà khoáng chất mang lại cho con tôm

Khoáng là một nhóm các chất cần thiết và vật nuôi chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng nếu thiếu chúng sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. 

Hiện nay, người ta đã xác định được 16 nguyên tố khoáng đa lượng(Cu, Fe, Mn, Zn, Sn…) và 6 nguyên tố khoáng vi lượng(Ca, Mg, P, Na, K, Cl). Do động vật thủy sản sống trong môi trường nước, có thể hấp thu khoáng qua mang hoặc da, nên rất khó xác định chính xác nhu cầu khoáng.

Khoáng chất là các phân tử vô cơ còn được gọi là các nguyên tố và có nguồn gốc từ trái đất. Khoáng chất vô cơ có thể được tích hợp vào mô sống (hữu cơ) nhưng cuối cùng trở về đất ở dạng vô cơ khi được động vật bài tiết, hoặc dưới dạng tro khi động vật bị chôn vùi hoặc bị đốt.

Khoáng chất

Tôm cần khoáng chất để có thể sinh trưởng tốt. Ảnh: truongsinhgialai.com

Trong nuôi tôm, khoáng có vai trò hết sức quan trọng vì nó tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh tổng hợp diễn ra bên trong cơ thể vật nuôi. Tôm hấp thu chất khoáng, tạo vỏ mới, cân bằng áp suất thẩm thấu, điều hoà pH máu. 

Quá trình lột và tạo vỏ diễn ra suôn sẻ giúp tôm tăng trưởng nhanh, đề kháng tốt, ít bệnh. Chất khoáng tham gia xúc tác các phản ứng sinh hoá, tôm thiếu khoáng làm phản ứng sinh hoá diễn ra chậm, ảnh hưởng các hoạt động khác như tiêu thụ, hấp thu, chuyển hoá thức ăn.

Khoáng vô cơ được chuyển đổi thành khoáng hữu cơ 

Khoáng vô cơ

Khoáng vô cơ được chia thành 2 dạng là đa lượng và vi lượng:

- Đa lượng gồm các thành phần như Canxi (Ca), Phospho (P), Kali (K), Natri (N), Chloride (Cl), Magie (Mg), và Sunphate (S). Vai trò của khoáng đa lượng giúp cân bằng acid – bazo (điều hòa áp suất thẩm thấu), tham gia vào quá trình hình thành vỏ/cơ. Ngoài ra còn là thành phần quan trọng của tế bào, hỗ trợ hấp thu vitamin.

- Vi lượng gồm các thành phần như kẽm (Zn), Sắt (Fe), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Cobalt (Co), iodine (I). Vai trò của khoáng vi lượng là hoạt hóa của enzyme, tham giá vào quá trình hình thành vỏ/cơ, kích thích hệ miễn dịch và là thành phần quan trọng hình thành Vitamin B12.

Khoáng hữu cơ

Khoáng hữu cơ hay còn gọi là Chelates là dạng khoáng vô cơ (thường bao gồm Fe, Cu, Zn, Mn) gắn với một acid amin hay một thành phần hữu cơ (protein) để chúng không phân ly trong đường tiêu hóa. Đây là một cách bảo vệ khoáng chất để được vật nuôi hấp thu nguyên vẹn tại thành ruột một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ligand (chất mang) là một thành phần quan trọng, có cấu trúc bền vững gắn kết các ion vô cơ một cách chặt chẽ trong quá trình tiêu hóa. Một số loại ligand sẽ có liên kết yếu để giải phóng các ion vô cơ ra khỏi cấu trúc của Chelates quay về hình thức vô cơ khi đã vào được trong hệ tiêu hóa của tôm. 

Tôm thẻ

Tôm được cung cấp đầy đủ khoáng sẽ dễ lột xác và phát triển nhanh chóng. Ảnh: intronvn.com

Glycine là loại acid amin tốt nhất để làm ligand nhờ vào kích thước nhỏ, có thể dễ dàng được hấp thu và các ion vô cơ sẽ được hấp thu một cách nguyên vẹn trong đường ruột tôm như cách tôm hấp thu một acid amin.

Hiện nay, việc sử dụng khoáng hữu cơ đã trở thành một lựa chọn thay thế hữu hiệu cho việc sử dụng khoáng chất vô cơ (bổ sung trực tiếp các loại khoáng vô cơ  bao gồm hợp chất oxides hoặc sulfate) trong thức ăn chăn nuôi.

  • Việc sử dụng khoáng hữu cơ trong nuôi tôm giúp mang lại các thuận lợi như:

- Giúp tôm tiết kiệm năng lượng sinh học do có thể hấp thu trực tiếp mà không thông qua bất kỳ quá trình chuyển hóa nào

- Cung cấp những loại khoáng đa vi lượng phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của tôm

- Là phương pháp nhanh nhất để hấp thu các khoáng vi lượng cần thiết

- Có thể đồng thời cung cấp amino acid cần thiết cho sự phát triển của tôm

- Chi phí tối ưu khi chỉ cần sử dụng với số lượng ít nhưng mang lại hiệu quả cao.

Các yếu tố gây thiếu khoáng trên tôm

- Nuôi tôm mật độ cao

- Độ mặn trong nước thấp

- Ao có nhiều hạt sét

- Tôm bị bệnh, stress,...

- Bổ sung khoáng không đúng giai đoạn

Hiện nay có hai cách bổ sung khoáng chất cho tôm phổ biến đó chính là sử dụng khoáng tạt hoặc bổ sung khoáng bằng cách cho ăn. Đa số bà con sẽ sử dụng đều cả hai cách trên nhưng theo từng giai đoạn thích hợp cho tôm dễ hấp thụ. 

Tôm từ giai đoạn 30-60 ngày tuổi có thể tăng trưởng chậm khả năng cao là thiếu khoáng trong môi trường khiến tôm khó lột xác và tăng trưởng. Bà con nên kiểm tra thường xuyên hàm lượng khoáng Ca, Mg và bổ sung vào môi trường cũng như thức ăn giúp tôm phát triển.

Đăng ngày 06/12/2023
Thuần Phạm @thuan-pham
Nuôi trồng

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 08:00 30/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 12:02 01/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 12:02 01/05/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 12:02 01/05/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 12:02 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 12:02 01/05/2024