Cụ cá sấu 100 tuổi, nặng hơn một tấn chết già

Sự ra đi của con cá sấu đực khiến các nhân viên trong trại cá sấu Kooorana và bạn tình của nó đau buồn.

cá sấu khổng lồ
Cá sấu đực Buka nặng hơn một tấn. Ảnh: Koorana Crocodile Farm.

Trại cá sấu Koorana gần thành phố Rockhampton, bang Queensland, hôm 3/8 chia sẻ trên mạng xã hội về sự ra đi của cá sấu Buka. Với chiều dài 5,3 mét và trọng lượng hơn một tấn, đây là con cá sấu lớn thứ hai sống trong môi trường nuôi nhốt ở Australia. Con vật ước tính đã sống khoảng 100 năm.

Buka đến với trại Koorana từ năm 1984. Trước đó, nó sống trong kênh nước gần một trang trại mía tại Bắc Queensland. Nhiều người từng tắm ở kênh nước này mà không biết đang bơi cùng một con cá sấu khổng lồ, John Lever, nhân viên tại trại cá sấu Koorana cho biết. "Buka là một con vật hiền lành. Nó chỉ lặn sâu xuống nước trong khi mọi người bơi phía trên. Nó chưa từng làm hại ai cả", anh nói.

"Một nông dân địa phương biết có cá sấu ở đó vì anh ấy từng cho nó ăn chuột túi bị xe đâm chết trên đường. Người này lo sợ sẽ có ai đó bị thương nên đã thông báo cho chúng tôi đến bắt. Chúng tôi cũng đã được chính quyền cho phép làm như vậy", Lever cho biết.

Trong thời gian sống ở trại Koorana, Buka đã làm bố của rất nhiều con non. Nó vẫn sinh sản cho đến năm ngoái. Đây là "thành tích" ấn tượng đối với con cá sấu đã sống khoảng một thế kỷ. Năm ngoái, bạn tình của nó đẻ 56 quả trứng, tất cả đều được thụ tinh.

"Chúng tôi đã theo dõi Buka trong 3 hay 4 tháng qua. Nó bắt đầu yếu đi, trông khá lờ đờ và không cử động nhiều. Chúng tôi vào chuồng và cho nó ăn bằng tay. Chúng tôi dùng que chạm vào mũi cá sấu để nó há miệng rồi đưa thức ăn vào. Như vậy nó sẽ không cần tự đi lấy thức ăn", Lever cho biết.

Đại diện trại Koorana chia sẻ, sự ra đi của Buka là một mất mát lớn. Bạn tình của nó, Bonnie, cũng đang tỏ ra đau buồn. Các nhân viên dự định xử lý đầu và da của nó để trưng bày trong trại Koorana.

VnExpress
Đăng ngày 07/08/2020
Thu Thảo
Lạ

Cá sư tử: Loài cá có độc được khuyến khích làm thức ăn

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, những sinh vật có mức độ gây hại đáng kể thường là loài ngoại lai. Bằng con đường mua bán, sự di cư hay đôi khi là bằng một cách khó hiểu nào đó, chúng có mặt ở một khu vực cách rất xa nguồn gốc của mình và trở thành giống loài nguy hại tại nơi ở mới.

Cá sư tử đỏ
• 10:39 26/03/2024

Sắc màu đại dương: Những sinh vật biển có vẻ đẹp nổi bật

Như chúng ta đã biết, đại dương chiếm khoảng 70% diện tích toàn trái đất nhưng những hiểu biết của nhân loại về phần diện tích rộng lớn này còn vô cùng khiêm tốn.

Đại dương
• 09:00 25/03/2024

Phù du động vật có tuổi thọ kém nhất thế giới

Phu du được nhiều người ví von như những chấm nhỏ sinh sôi khắp đại dương. Song, có một điều mà không phải ai cũng biết, đó là phù du còn là động vật có tuổi thọ vô cùng khiêm tốn.

Phù du
• 08:00 21/03/2024

Cá mập voi: Loài cá mập có cách săn mồi “cá biệt”

Ít ai có thể ngờ rằng ở đại dương tồn tại một loài cá voi với tên gọi là cá mập voi không có sở thích săn mồi dù đa số cá voi mà điển hình là cá voi sát thủ vốn được biết đến là kẻ có kỹ năng săn mồi đẳng cấp.

Cá mập voi
• 09:38 15/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:38 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:38 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:38 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:38 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:38 29/03/2024