Cựu binh tỉ phú

Rời quân ngũ, ông đầu tư một trại cá quy mô lớn rồi trở thành giám đốc một công ty chế biến thủy sản ăn nên làm ra, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương

ông trần quang đảo
Giám đốc Trần Quang Đảo bên cơ ngơi của ông

ng Sáu Đảo (Trần Quang Đảo) là người không hề xa lạ với bà con xã Hưng Thuận và nhiều nông dân huyện Trảng Bàng - Tây Ninh. Cách ngã tư thị trấn Trảng Bàng khoảng 20 km là cơ ngơi Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Miền Đông của ông chủ chân đất vốn là cựu binh này.

Ông Sáu khùng

Nhìn một vùng nhà xưởng sạch đẹp, hiện đại… giữa bao la đồng xanh, chúng tôi không thể mường tượng cách nay chưa đầy 10 năm, nơi này còn là vùng đất sình lầy, đầy đạn bom còn sót lại sau chiến tranh.

Hồi đó, nhiều người đã nửa đùa nửa thật gọi ông Trần Quang Đảo bằng “hỗn danh”… Sáu khùng. Đang là một sĩ quan cấp tá của Cục Hậu cần Quân khu 7, năm 1995, ông xin nghỉ hưu sớm vài năm để về làm kinh tế. “Muốn giàu nuôi cá”, người sĩ quan gốc nông dân sau khi nghiên cứu nhiều phương án làm ăn đã quyết tâm theo nghề này. Ông Sáu Đảo hùn vốn với người nhà nuôi cá, sau đó xây dựng nhà máy chế biến cá đông lạnh xuất khẩu tại Cần Thơ.

Đào ao nuôi cá trong lúc dân miền Tây đang đổ xô nuôi cá bè, quả là một sự lạ. “Cá da trơn mà nuôi bè thì vừa nặng vốn, lời lãi không bao nhiêu mà có khi còn lỗ lại vừa gây ô nhiễm môi trường. Vả lại, con cá tra chịu ở ao. Nuôi dưới ao, ăn thức ăn sạch, cá mới phát triển nhanh, đủ chuẩn xuất khẩu” – ông lý giải.

Lúc này, cung không đủ cầu, ông lặn lội đi tìm mặt bằng để phát triển vùng nguyên liệu. Cùng với lời gợi ý của vài người đi trước, Sáu Đảo về quê ngoại Hưng Thuận, cũng là nơi ông từng sống và chiến đấu, khảo sát địa hình để đầu tư trang trại nuôi cá.

Năm 2006, tin ông Sáu Đảo mua một lúc 15 mẫu đất đồng bưng cặp mé sông Sài Gòn ở Hưng Thuận không khỏi gây sốc cho người dân địa phương. Mảnh đất giáp vành đai lửa Củ Chi – TPHCM đã hứng chịu biết bao bom đạn. Sau giải phóng, đạn bom vẫn còn ngổn ngang khiến khu đất này cứ thế chết dần. Nghe có người mua đất, nông dân ở đây hết sức vui mừng vì vừa trút được gánh nặng vừa có tiền nhưng họ lại nghĩ là ông Sáu Đảo… khùng. Khu đồng hoang toàn cỏ lác cao tới đầu người, toàn bùn lầy, nước ngập thì đầu tư làm ăn gì ở đây?

Hôm đi xem đất, ông Sáu Đảo trượt chân rơi xuống bãi sình ngập đến ngực, khi được kéo lên thì đỉa bám đầy người. Cán bộ địa chính tới đo đạc cứ loay hoay giữa bãi đất hoang, phải vất vả lắm mới hoàn tất được công việc.

Người lính già còn có kiểu mua bán lạ đời khác: Ông buộc những người bán đất cho mình phải tìm mua cho được khu khác để trồng cây công nghiệp hoặc chăn nuôi sao cho hiệu quả hơn mảnh đất cũ thì mới… giao tiền. “Kinh nghiệm xương máu cho tôi thấy khi nông dân nắm một số tiền lớn trong tay mà không có đất sản xuất thì đồng nghĩa với nguy cơ phá sản, tinh thần cũng suy sụp” - ông giải thích. Bởi vậy, dù ban đầu còn phản ứng hoặc miễn cưỡng chấp nhận nhưng chỉ 6 năm sau, nhiều người trong số chủ đất cũ đã thực sự đổi đời. Họ luôn tới thăm và hết lời cảm ơn “ông Sáu khùng” vì cái kiểu mua bán kỳ quái của ông.

Gương làm ăn điển hình

Buổi trưa nắng như thiêu đốt, vị giám đốc trong tấm áo lính cũ sờn ngồi trong nhà nhẩn nha kể lại chuyện xưa mà mắt lấp lánh niềm vui.

“Thật ra, tôi liều quá hóa… hên! Lúc đó, thuê máy móc đất đào ao, người yếu bóng vía thấy là nản liền. Khu đất cặp mé sông Sài Gòn, cây dại mọc san sát, mất không biết bao nhiêu công chặt phá. Khi máy đào xuống, trong bùn lại ngổn ngang những cây gỗ to lớn đã mục nát từ đời nào. Kéo xong mớ gỗ này lên thì lại gặp toàn đầu đạn 105-175 mm, M79, không cẩn thận nó nổ bung liền! Tôi từng là bộ đội nhưng cũng bó tay, phải gọi anh em công binh tới” - ông nhớ lại.

Vất vả dọn cây, đào ao, lấp đất chống lầy, tới năm 2008, ông đã có 11 ao nuôi cá. Một vụ chu kỳ 6-7 tháng, mỗi ao cho thu hoạch 200 tấn cá tra, trọng lượng trung bình 1 kg/con. Với mức giá bán lúc bấy giờ 15.000 đồng/kg, mỗi ao thu nhập khoảng 3 tỉ đồng. Năm đó, trại cá của ông Sáu Đảo trở thành điển hình trong việc phát triển trang trại gia đình. Sự thành công trong việc nuôi cá tra đã nhanh chóng đưa người cựu binh trở thành tỉ phú.

Năm 2009, thấy việc vận chuyển cá từ Trảng Bàng về Cần Thơ để chế biến quá tốn kém và khó bảo quản, ông đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng nhà máy chế biến cá đông lạnh ngay tại trang trại của mình. Với diện tích nhà máy gần 2 ha và 13 ha ao hồ, ông tính toán sẽ “mua tận ngọn, bán tận gốc”. Năm 2009, Công ty Miền Đông được thành lập và tháng 6-2010 đi vào sản xuất.

Chỉ trong vòng mấy năm, 15 ha đất đã “nở” lên thành 50 ha nuôi xoay vòng để hằng tháng có 300 tấn cá nguyên liệu. Ông Sáu Đảo hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân trong xã theo quy cách: công ty giao con giống, kỹ thuật, thức ăn. Ông cho biết tới năm 2013, công ty sẽ có thêm 20 ha diện tích mặt nước nhờ phương thức làm ăn này.

Với vốn điều lệ 50 tỉ đồng và dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật, Công ty Miền Đông chế biến cá đông lạnh bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo thiết kế, công suất chế biến của nhà máy là 80 tấn cá nguyên liệu/ngày nhưng hiện chỉ hoạt động 40%-50%. “Nếu nhằm lúc đơn đặt hàng nhiều, nhà máy vẫn đủ sức đáp ứng được tới 120 tấn/ngày” - ông Sáu Đảo cho biết. Điều mọi người cảm thấy hài lòng là công ty có hệ  thống xử lý nước thải khá chất lượng với dung tích 4.000 m3. Mỗi ngày, nhà máy thải ra 400 m3 mà không gây ô nhiễm môi trường.

Theo ông Sáu Đảo, hiện nay công ty đang gặp khó khăn ở khâu đầu ra sản phẩm do giá cá tra xuất khẩu giảm mạnh. Công ty cũng còn thiếu nguồn vốn để mở rộng sản xuất, thiếu nguyên liệu để nâng cao công suất thiết kế. Nếu nhà máy hoạt động liên tục hết công suất thì công ty cần phải có 120 ha đất vùng nuôi cá nguyên liệu và cần đến hơn 1.000 lao động. “Việc gì cũng có quy luật bù trừ, sau cơn mưa trời lại sáng” - ông tự tin.

Ông Sáu Đảo mời chúng tôi dùng bữa trưa cùng công nhân tại công ty. Phút thảnh thơi giờ nghỉ trưa làm gương mặt ông dãn ra. Đang quan sát bộ đồ lính sờn bạc trên người và đôi dép nhựa dưới chân ông, tôi chợt bật cười khi nghe người cựu binh tiết lộ: “Trước giờ hễ hội họp, tiệc tùng mà buộc phải mặc com lê, đeo cà vạt, mang giày tây… là tôi khó chịu lắm. Bởi vậy, tôi “ra điều kiện” trước, hễ họp hành gì mà bắt phải đóng bộ là tôi nghỉ. Tui là lính, là nông dân, không quen với ba thứ đó”. Vậy là bộ cánh nông dân cứ theo ông ra trại vào xưởng, đi dự tiệc, họp với đối tác, tặng quà cho dân, khen thưởng cho nhân viên…

công ty thủy sản miền đông
Dây chuyền phi lê cá của Công ty Miền Đông. Ảnh: CẨM GIANG

Chăm lo thiết thực cho người lao động

Hiện nay, Công ty Miền Đông có 400 công nhân với thu nhập bình quân 4,1 triệu đồng/tháng, lương học việc 2,7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, chúng tôi được biết có khá nhiều công nhân đang hưởng mức lương 7-8 triệu đồng, người làm giỏi thì thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng. Tất cả công nhân ở nhà máy được miễn phí 2 bữa cơm tại nhà ăn của công ty, 160 người xa nhà đều được giải quyết nơi ở, điện nước miễn phí.

Một lãnh đạo Hội Nông dân xã Hưng Thuận cho biết: “Công ty Miền Đông của ông Sáu Đảo đã giúp giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm con em nông dân ở địa phương. Mỗi dịp Tết Nguyên đán, công ty đều chăm lo đời sống công nhân rất thiết thực như tặng tháng lương 13, khuyến khích tiền chuyên cần, lo chi phí tàu xe về quê… Nhiều công tác xã hội tại địa phương đều được công ty quan tâm tham gia.

Tới nay, công ty đã ủng hộ địa phương xây tặng 4 căn nhà tình nghĩa, tình thương với số tiền trên 170 triệu đồng; tặng dụng cụ học tập, trao học bổng, quà Tết cho học sinh nghèo và các hoạt động xã hội khác trên 60 triệu đồng. Năm 2012, công ty tham gia đóng góp cùng địa phương mở rộng, nâng cấp 3 con đường giao thông nông thôn. Công ty cũng quan tâm đến việc thành lập các tổ chức đoàn thể và tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí cho công nhân”.

Tháng 7-2011, Công ty Miền Đông đã thành lập Công đoàn cơ sở, tháng 7-2012 thành lập Chi bộ Đảng cơ sở. Ông Sáu Đảo đã được Huyện ủy Trảng Bàng khen thưởng vì đã có thành tích học tập và làm theo gương Bác.

Người Lao Động
Đăng ngày 25/12/2012
THÙY TRANG - CẨM GIANG
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:27 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 14:27 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 14:27 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 14:27 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 14:27 26/11/2024
Some text some message..