Đại nạn tôm hùm: 1 năm 3 đợt rớt giá, rồi chết trắng mất tiền tỷ

Chưa bao giờ người nuôi tôm hùm lại gặp khó khăn như năm nay. Trải qua 2 đợt rớt giá thảm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, người nuôi chưa kịp vui vì giá tăng trở lại thì lũ ập đến, tôm hùm chết hàng loạt.

tôm hùm
2020 là năm đầy khó khăn với người nuôi tôm hùm khi giá mặt hàng này giảm liên tục.

Tôm hùm - hải sản cao cấp phần lớn chỉ phục vụ cho nhà hàng, khách sạn và xuất khẩu. Tại các thủ phủ nuôi tôm hùm ở nước ta, người nuôi có thu nhập khá ổn định, rất ít khi chịu cảnh “được mùa rớt giá” như các loại nông sản khác.

Thế nhưng, 2020 được cho là năm khó khăn chưa từng có với người nuôi tôm hùm.

Đầu năm nay, dịch Covid-19 xảy ra, hoạt động xuất khẩu gần như tê liệt, nhu cầu từ thị trường nội địa sụt giảm (nhà hàng, khách sạn đồng loạt đóng cửa để thực hiện giãn cách xã hội) khiến con tôm hùm rơi vào tình trạng ế ẩm, rớt giá thảm. Người nuôi tôm hùm như ngồi trên đống lửa khi loại hải sản cao cấp này rớt giá từng ngày, chỉ còn vài trăm nghìn đồng mỗi cân.

Đầu tháng 2 năm nay, tại vùng nuôi thị xã Sông Cầu (Phú Yên), tôm hùm rớt giá xuống còn khoảng 500.000 đồng/kg, thấp hơn 200.000-300.000 đồng/kg so với trước khi dịch Covid-19 xảy ra.

Khi ấy, ông Nguyễn Tấn Bản - Giám đốc Sở NN-PTNT Khánh Hòa - cho biết, trước Tết 2020, tôm hùm có giá tốt, khoảng 1,9 triệu đồng/kg, nay giảm xuống còn 1,2 triệu đồng/kg; tôm hùm loại nhỏ giá 900.000 đồng/kg chỉ còn 600.000-650.000 đồng/kg nhưng không có người mua.

Đến cuối tháng 2, giá tôm hùm đã nhích lên, nhưng đà tăng chỉ duy trì được ít ngày rồi lại quay đầu giảm tiếp. Theo người nuôi ở xã Cam Bình, giá tôm hùm xanh thương phẩm loại 3-4 con/kg giảm còn khoảng 520.000-530.000 đồng/kg. 

Tại tỉnh Khánh Hòa khi ấy còn khoảng 360 tấn tôm hùm thịt chưa xuất bán được. Trong đó, riêng TP. Cam Ranh tồn khoảng 350 tấn và huyện Vạn Ninh 10 tấn, chủ yếu tôm hùm xanh.

Theo Chủ tịch xã Cam Bình, nếu giá tôm xanh thương phẩm khoảng 650.000 đồng/kg thì người nuôi phải chịu lỗ. Thời gian qua, tôm nuôi của người dân cứ lai rai hao hụt. Nguyên nhân một phần do giá tôm thấp, người nuôi cung cấp thức ăn không đủ nên sức đề kháng con tôm yếu. Mặt khác, do thu mua lựa bắt tôm loại 1, loại bỏ tôm loại 2-3 thả xuống nuôi lại nên cũng bị ảnh hưởng.


Những ngày này người nuôi tôm hùm tại thị xã Sông Cầu điêu đứng vì lũ bất ngờ tràn về, tôm sốc nước ngọt chết hàng loạt.

Giá tôm hùm giảm và kéo dài mãi cho tới cuối tháng 5 mới bắt đầu bật tăng trở lại, giúp người nuôi hòa vốn và bắt đầu có lãi.

Đến cuối tháng 8 và đầu tháng 9, tôm hùm bước vào đợt giảm giá thứ 3 trong năm nay do bị ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 lần hai. Theo đó, tôm hùm tại các vựa nuôi giảm chạm đáy.

Cụ thể, tôm hùm xanh được cân buôn tại vựa nuôi với mức giá 450.000-520.000 đồng/kg đối với loại 0,4-0,7 kg/con, giảm 50% so với thời điểm bình thường; với tôm hùm xanh loại dưới 0,2-0,4 kg/con, giá cân buôn ở mức 400.000-450.000 đồng/kg, loại nhỏ hơn 300.000 đồng/kg; tôm hùm bông giá cũng chỉ 700.000-800.000 đồng/kg đối với loại dưới 1kg.

Các chủ nuôi ở Khánh Hòa chia sẻ, mức giá này đã giảm khoảng 50% so với thời điểm bình thường. Đặc biệt, tôm hùm bông loại dưới 1,5kg giảm tới 60%, giá cân buôn từ 900.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/kg.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đánh giá, tôm hùm là một trong những mặt hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19.

"Đây là mặt hàng cao cấp, chuyên phục vụ nhà hàng, khách sạn nên nhu cầu thị trường sụt giảm nghiêm trọng khi kênh này phải đóng cửa hoặc mở bán hạn chế để chống dịch. Thị trường chính của tôm hùm Việt Nam là Trung Quốc nên bị ảnh hưởng từ sớm.

Ngoài ra, còn có lý do Trung Quốc siết chặt nhập khẩu qua đường tiểu ngạch nên tôm hùm chỉ có con đường xuất khẩu chính ngạch nhưng lý do này chỉ là phụ, chính yếu vẫn là do nhu cầu thị trường không có. Việc hồi phục của thị trường tôm hùm phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch", ông Hòe nhận định.

Chịu hết đợt giảm giá này đến giảm giá khác, khó khăn của người nuôi tôm hùm vẫn chưa dừng lại.

Sau khi bão số 12 tan, tối 10/11 lũ tràn về bất ngờ, ầm ầm đổ xuống vùng nuôi tôm hùm khiến tôm bị sốc nước ngọt, chết hàng loạt. Người nuôi loại hải sản cao cấp này ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) lại khóc ròng vì thiệt hại tiền tỷ.

Tại thủ phủ tôm hùm Sông Cầu, sau 2 ngày nước lũ tràn về, nhiều lồng nuôi tôm hùm bị sóng đánh vỡ, dạt vào bờ hoặc vừa được khiêng đưa lên bờ, nằm chỏng chơ. Dưới bãi biển, nhiều người hớt hải, bơ phờ đưa những chiếc thuyền thúng chở đầy tôm hùm chết vào bờ.

Theo UBND thị xã Sông Cầu, thống kê đến chiều 12/11, có 169 hộ nuôi tôm hùm ở địa phương bị thiệt hại 1.521 lồng, trị giá gần 40 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại nặng nhất là xã Xuân Phương với 762 lồng của 105 hộ. Đó là chưa kể tôm hùm con đang ươm nuôi cũng bị chết sạch.

Chính quyền địa phương đang tiếp tục thống kê thiệt hại để báo về tỉnh nhằm có chính sách hỗ trợ kịp thời để người nuôi tôm hùm giảm bớt khó khăn sau lũ.

VietNamNet
Đăng ngày 16/11/2020
L.Minh
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 14:53 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:53 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 14:53 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 14:53 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 14:53 20/12/2024
Some text some message..