Dân chài Nghệ An đau đầu vì cá khổng lồ

Yên bình hàng thế kỷ nay, bỗng dưng vùng biển Bãi Ngang (thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) tiếng nổi như cồn khi lần lượt các ngư dân nơi đây đi đánh cá đều đụng phải cá khổng lồ.

Đền thờ cá voi
Đền thờ cá voi được người dân lập nên để cầu cho những chuyến xa khơi bình yên, thắng lợi. Ảnh: Hà Phương

Nếu như trước đây, mùa mưa bão, cá voi bị đánh dạt vào bờ thì nay còn có cả những loại cá khổng lồ khác được coi là… “quái vật” biển.
Muốn “né” cũng chẳng được!

Cũng như bao miền quê nghèo khác của dải đất miền Trung, vùng biển Bãi Ngang còn hoang sơ lắm. Nghề đi biển với bao nhiêu rủi ro rình rập đe dọa tính mạng, gần đây họ còn phải đối mặt với việc gặp phải “thủy quái của biển”. Xem ra nghề đánh cá, bắt được cá to nhiều khi lại là thất bại.

Anh Vũ Ngọc Diên quê ở xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu), 44 tuổi đời, theo cha đi biển từ thuở 13 và chuyện gặp phải cá lớn nhiều như cơm bữa. Những lần như thế, anh Diên lại chủ động báo với anh em trên thuyền “né” đi. Nhưng không phải lần nào anh chủ động “né” là “né” được. “Nửa đêm về sáng, anh em đang lơ mơ ngủ thì bất thình lình thuyền chúi hẳn xuống. Tôi giật mình trộm nghĩ lưới vướng phải vật gì rồi. Nhưng ngay sau đó thuyền lại im lìm. Được một lúc, thuyền nghiêng hẳn một bên. Quái lạ! Chỗ này đã nhiều lần đi qua, có thấy vấn đề gì đâu? Bỗng có tiếng hớt hải “Anh Diên ơi, cá! Cá to!”. Tôi định thần lại không biết nên mừng hay nên lo”, anh Diên bảo kể.

Anh Diên kể rằng: “Trời tối đen như mực, lúc đó thuyền cá của tôi cách bờ biển khoảng 70 hải lý. Trong đêm tối, có người lên tiếng: “Hình như là cá mặt trăng dính lưới anh Diên ơi”. Tôi đoán không thể là cá mặt trăng được. Loài cá này gần đây người dân Bãi Ngang thường đánh được chỉ nặng khoảng độ 20 kg. 20 kg không thể làm thuyền chúi được như thế”. Lúc đó, trong đầu anh Diên chợt nghĩ tới cá voi. Nhưng theo kinh nghiệm của anh thì cá voi gặp thuyền cá thường tránh rất xa chứ không lại gần. “Cá voi phải ngoi lên thở, chứ đây quần nhau cả giờ đồng hồ chẳng thấy nó ngoi lên. Không phải cá voi”, anh Diên khẳng định.

Cần trục của thuyền không tời nổi con cá lên vì nặng, đành chỉ để thuyền tha chạy lòng vòng mấy tiếng đồng hồ, để đến khi cá không thể vùng vẫy gì nữa, mọi người mới xúm lại kéo lên thuyền. Tất cả giật mình nhìn nhau: Cá mập! Đó là con cá mập voi nặng 800kg và có chiều dài 5m. Sau khi tời cá lên boong thì cũng lúc trời sáng. Thuyền quay đầu chạy một mạch đến 4h chiều mới vào bờ. Xẩm chiều, con cá được kéo vào bờ với sự hiếu kỳ của hàng trăm người ở bờ biển Bãi Ngang. Tuy nhiên anh Diên thở dài: “Gặp cá mập như gặp hạn. Chúng tôi mang tiếng đánh được cá to, nhưng không ai mua thịt loại cá to như thế này cả. Hôm đánh được cá mập phải quay về trước dự kiến thành ra chuyến đi thất bại. Tiền bán cá không đủ tiền dầu. Lúc về đến đất liền, theo đúng tục lệ của người đi biển, bắt được cá to phải mời thầy cúng đến làm lễ tạ ơn trời biển. Thế là lại mất thêm một khoản tiền nữa”.

Con cá mập voi mà anh Diên đánh được. Ảnh: Hà Phương.
Con cá mập voi mà anh Diên đánh được. Ảnh: Hà Phương.

Ngôi mộ khổng lồ và huyền tích “nghĩa địa cá”

Ông Kính ngoài 70 tuổi, hơn nửa thế kỷ sống với nghề đi biển ở Bãi Ngang cho hay về loài cá mà người dân nơi đây lập đền thờ để thờ. “Cá voi không bao giờ đến gần thuyền. Chúng tôi thấy tận mắt những con cá voi to gấp đôi cái thuyền, nổi lên thở phì phò tạo nên những cột nước cao bằng nóc nhà. Những lúc ấy, ngược với việc bắt gặp những “thủy quái” khác chúng tôi tin rằng chuyến đi của mình nhất định thắng lợi”, ông Kính kể.

Cá voi được người dân nơi đây rất kính trọng và lập đền thờ. Người ta gọi cá voi với cái tên tôn kính: cá Ông. Năm ngoái, người dân đã phải đào mương, dùng đòn bẩy để giải cứu một chú cá voi mắc cạn thành công. Cũng có trường hợp, cá voi chết dạt vào, người dân đào mộ chôn cất, thờ cúng chu đáo.

Ở Bãi Ngang không biết có bao nhiêu ngôi mộ cá voi mà đếm, nhưng có một ngôi mộ lớn nhất nhìn ra biển và nằm dựa lưng vào một ngọn núi đá đâm ra biển. Một địa thế tuy nhìn ra biển khơi rộng lớn nhưng lại không bằng phẳng bởi núi đá lởm chởm. Cụ Phạm Thị - một cao niên ở Bãi Ngang chỉ tay vào mô đất lớn nhô cao khỏi mặt đất độ 1m cho chúng tôi biết đó là vị trí mộ cá Ông và bảo: “Chiều cao của cá 5m, người ta phải trải 70 tấm cót, mỗi tấm dài 2m, rộng 1m mới lót đủ thân cá”. Hàng tháng người làng vẫn thay nhau cắt cỏ dọn mộ cá voi. Ngay bên cạnh ngôi mộ cá voi khổng lồ ấy người dân vùng biển này đã lập đền thờ với danh xưng tôn kính là “Ngài”. Đó là một ngôi đền nhỏ hướng ra biển lớn và được ngư dân hương khói quanh năm. Cụ Thị cho biết, mỗi lần ra khơi đánh cá bất kỳ một ngư dân nào cũng vào đền thắp hương khấn xin “Ngài” cá Ông phù hộ độ trì cho chuyến đi thuận buồm xuôi gió.

Không chỉ những khi ra khơi đánh cá ngư dân mới thắp hương cho mộ và đền cá voi, ngày mồng 1, ngày Rằm quần thể này còn được khách thập phương đến khẩn cầu những điều tốt lành. “Cứ đúng Rằm tháng 3 hằng năm, người làng lại chung tay làm lễ tại ngôi đền này to lắm”, cụ Thị nói.

Ngôi mộ cá voi bây giờ không còn đồ sộ, như trong chuyện kể ngày xưa, nó chỉ là một lùm đất rộng lớn nhô cao khoảng 1m và bất kỳ ai ở Bãi Ngang cũng tin rằng đó là nơi yên nghỉ của “Ngài”. Họ mang theo câu chuyện cổ tích về cá Ông theo mình trong mỗi chuyến ra khơi, truyền từ tai người này sang người khác, dệt nên một huyền thoại đẹp vùng Bãi Ngang. Có lẽ vì thế nên bây giờ, họ “sợ” bắt cá lớn và “kiêng” ăn thịt của những loài động vật biển được coi là “khủng”.

“Không biết vì sao, những năm gần đây, dân Bãi Ngang đánh bắt được rất nhiều cá to. Ngoài cá mập còn có cá mặt trăng. Loại cá mặt trăng này nặng khoảng 20-30 kg, trước đây không có ở vùng biển này. Và, còn rất nhiều loài cá lạ trên khoảng vài chục kg nữa” - Ông Vũ Văn Kính

Theo Gia đình & Xã hội
Đăng ngày 22/09/2013
Hà Phương
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tổng sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 86.475,3 tấn

Theo đó, sản lượng thủy sản tháng 4/2024 ước đạt 25.998,1 tấn, tăng 2,6% (+648 tấn) so với cùng kỳ. Lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng ước đạt 86.475,3 tấn, tăng 3,3% (+2.774,7 tấn).

Tàu cá
• 11:07 21/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 09:53 13/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 08:00 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

Một mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn có hiệu quả

Mô hình này triển khai năm 2023 ở tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu có tỉ lệ thành công khoảng 71%. Đơn cử ông Nguyễn Văn Bảnh ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) nuôi 18 ao, cả năm 2023 thu 150 tấn tôm size 18-30 con/kg, lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng; ông Trần Duy Đan ở tỉnh Bạc Liêu nuôi 10 ao, lợi nhuận hơn 3 tỷ đồng.

Ao nuôi tôm
• 20:06 22/05/2024

Lợi ích của việc nạo vét kênh rạch

Nạo vét kênh rạch là giải pháp cần thiết để cải thiện tình trạng này, góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Nạo vét kênh rạch
• 20:06 22/05/2024

Nước ngọt sinh hoạt có cần xử lý trước khi cấp vào ao không?

Hiện nay nhiều hộ nuôi tôm tại các địa phương có nước sinh hoạt chung là nước ngọt, mặc dù tôm phát triển tốt ở môi trường nước mặn nhưng tại đây vẫn có thể nuôi tốt nếu biết kiểm soát các yếu tố môi trường của ao. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cách người nuôi xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi để đảm bảo tính hiệu quả.

Nuôi tôm nước ngọt
• 20:06 22/05/2024

Siêu Khuyến mãi 22.05 - Miễn phí vận chuyển toàn sàn

Đến hẹn lại lên, thời gian săn sale được khách hàng mong đợi nhất hàng tháng lại bắt đầu. Từ ngày 22 đến hết ngày 28 tháng 05 năm 2024 tại Farmext eShop tưng bừng diễn ra chương trình "Tuần lễ vàng - Miễn phí vận chuyển toàn sàn” cho đơn hàng có khối lượng tối đa 10kg.

Miễn phí vận chuyển
• 20:06 22/05/2024

Diệt khuẩn vào ban ngày hay ban đêm mang lại hiệu quả cao

Trong ngành nuôi tôm, việc duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của tôm là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và sinh trưởng của đàn tôm, cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tạt khoáng
• 20:06 22/05/2024