Dân khổ vì nạo vét sông

Nhiều hộ dân ở ven sông thuộc 2 xã Long Thọ, Phước An (huyện Nhơn Trạch) đang bức xúc vì tình trạng nạo vét, tận thu khoáng sản trên sông Thị Vải làm ảnh hưởng đến việc nuôi và đánh bắt thủy sản. Nhiều ao nuôi tôm phải bỏ trắng, gây thiệt hại tiền tỷ của người dân.

phơi ao nuôi tôm
Ông Tô Văn Cường (ấp Bà Trường, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch) phải phơi ao nuôi tôm vì nguồn nước bị ô nhiễm do Công ty TNHH Tuấn Hải Đăng nạo vét sông Thị Vải.

Thời gian qua, 2 xã Phước An, Long Thọ đã nhận được hơn 200 đơn khiếu nại của người dân về tình trạng nạo vét, tận thu khoáng sản gây ảnh hưởng lớn đến việc nuôi thủy sản. Vì trong quá trình khai thác, bùn lỏng ở đáy sông gây đục ngầu cả dòng nước và khi thủy triều lên đã chảy vào các kênh rạch, người nuôi thủy sản phải lấy nước vào các ao nuôi dẫn đến thủy sản bị chết hàng loạt. Còn những hộ sống bằng nghề đánh bắt thủy sản thì phải chịu cảnh nhiều ngày “trắng lưới”, không thu được gì.

Bỏ trắng ao nuôi

Khảo sát dọc khu vực nuôi thủy sản của xã Phước An, Long Thọ, cho thấy hàng loạt ao nuôi tôm bị bỏ trống, phơi đáy vì tôm cứ thả xuống một thời gian ngắn là chết hết. Hộ ít thì mất 100-200 triệu đồng tiền giống, hộ nhiều lên đến cả tỷ đồng. Dù các hộ nuôi thủy sản đã dùng đủ cách xử lý nước nhưng đều thất bại vì lớp bùn lỏng lẫn trong nước không xử lý hết được, chảy vào các ao nuôi tôm gây ngộp.

Ông Nguyễn Văn Lộc (ấp Bà Trường, xã Phước An) nói: “Tôi có 4 hécta ao nuôi tôm, những năm trước khi chưa có nạo vét khoáng sản nuôi được 3 vụ/năm, lợi nhuận thu được cả gần tỷ đồng. Nhưng gần 1 năm nay, một số công ty nạo vét tận thu khoáng sản trên sông khiến tôm bị chết làm tôi thiệt hại gần 2 tỷ đồng tiền giống và công xử lý ao mà vẫn không nuôi tôm được”. Vì vậy, 4 hécta ao của ông Lộc được đầu tư khá bài bản hiện tại đành bỏ hoang. Hàng trăm hộ dân nuôi thủy sản thuộc xã Phước An, Long Thọ cũng đang rơi vào tình trạng như ông Lộc nên rất bức xúc đành viết đơn khiếu nại gửi xã, đề nghị huyện, tỉnh can thiệp.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Phước An, cho hay: “Chúng tôi đã nhận được 55 đơn khiếu nại của người dân về việc Công ty TNHH Tuấn Hải Đăng nạo vét sông Thị Vải làm ô nhiễm nguồn nước khiến thủy sản chết hàng loạt. Các hộ dân yêu cầu phía công ty phải có trách nhiệm hỗ trợ cho người dân trong khoảng thời gian khai thác”. Về việc này, xã Phước An cũng đã đề nghị huyện có biện pháp giải quyết.

UBND xã Long Thọ cũng đã nhận được gần 150 đơn của cá nhân và tập thể khiếu nại về tình trạng nạo vét, phân luồng của một số doanh nghiệp làm nước sông bị ô nhiễm chảy vào các con rạch, người dân vô tình lấy nước vào các ao nuôi nên thủy sản chết trắng ao. Cả xã có 4/5 ấp có hộ nuôi thủy sản đều bị ảnh hưởng nặng nề. Không chỉ những hộ nuôi thủy sản bị thiệt hại nặng, mà ngay cả những hộ chuyên sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên sông cũng nhiều ngày nay thất nghiệp vì nước đục, thủy sản chết, bỏ đi.

Bên cạnh đó, một số cá nhân lợi dụng các doanh nghiệp được cấp phép nạo vét, tận thu khoáng sản trên sông, ban đêm đưa thuyền ra hút cát trộm cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước và sạt lở bờ sông gây bức xúc cho người dân.

Xử lý thật nghiêm

Trước tình hình trên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã yêu cầu các đơn vị: Sở Giao thông - vận tải, Sở Tài nguyên - môi trường, Công an tỉnh phối hợp với huyện kiểm tra lại tất cả các dự án được cấp phép nạo vét, tận thu khoáng sản trên sông. Trường hợp phát hiện vi phạm sẽ xử lý thật nghiêm; với những doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng, sẽ rút phép buộc ngưng hoạt động. Phía công an sẽ vào cuộc dẹp tận gốc tình trạng khai thác cát lậu trên sông.

Ông Tô Văn Cường (ấp Bà Trường, xã Phước An) bày tỏ: “Chúng tôi mong huyện và tỉnh sớm vào cuộc, xử lý dứt điểm tình trạng khai thác khoáng sản gây ô nhiễm nguồn nước. Nếu là dự án do Nhà nước cấp phép nạo vét để các phương tiện vận tải qua lại thuận lợi thì trong thời gian thi công nên hỗ trợ các hộ bị ảnh hưởng. Vì ngưng nuôi thủy sản, không có thu nhập, đời sống của các hộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.

Theo Sở Tài nguyên - môi trường, nhiều người dân ở 2 xã: Long Thọ, Phước An phản ánh tình trạng nạo vét, khai thác khoáng sản trên sông gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Có những thời điểm có hơn 60 phương tiện khai thác cát, vận chuyển trên một đoạn sông thì việc gây ô nhiễm nguồn nước khó tránh khỏi. “Qua kiểm tra, các doanh nghiệp được cấp phép nạo vét các tuyến sông chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn giao thông đường thủy, đăng ký phương tiện thi công, chưa lập niêm yết công khai kế hoạch bảo vệ môi trường. Sở đề xuất tỉnh kiến nghị Bộ Giao thông - vận tải dừng các dự án xã hội hóa nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải thí điểm tại Đồng Nai” - Phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Nguyễn Ngọc Hưng cho biết.

Mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan phải xử lý dứt điểm tình trạng nạo vét gây ô nhiễm và khai thác cát lậu trong tháng 12-2016.

Theo ông Dương Văn Đông, Phó giám đốc Sở Giao thông - vận tải, các dự án nạo vét, tận thu khoáng sản làm ô nhiễm nguồn nước, sạt lở 2 bên bờ sông ảnh hưởng đến những hộ dân sống gần bờ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản nên người dân không đồng thuận. Khi xảy ra sạt lở bờ sông trong phạm vi nạo vét, nhà đầu tư không báo cho chính quyền địa phương và các sở, ngành liên quan để có biện pháp khắc phục gây giảm bức xúc cho người dân.

Báo Đồng Nai, 14/12/2016
Đăng ngày 15/12/2016
Uyển Nhi
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 14:07 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:07 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 14:07 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 14:07 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 14:07 08/11/2024
Some text some message..