Dân vạn chài xuyên đêm săn loại cá ‘nửa sông, nửa biển’

Vào độ cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch, cá mòi lại ngược sông để sinh sản. Cư dân vạn chài các địa phương dọc sông Lam cho biết, năm nay, cá mòi ngược sông ít hơn nhưng bù lại thì béo hơn, to hơn, được giá hơn.

Cá mòi
Mùa cá mòi đem lại thu nhập cho ngư dân dọc sông Lam. Ảnh: quocdatcamau

Cá mòi có đặc tính sinh trưởng khá đặc biệt, giống với loại cá hồi ở châu Âu. Đó là quanh năm sống ở biển, đến khi lập Xuân, thời tiết ấm lên (khoảng cuối tháng 2 âm lịch) thì chúng bơi ngược dòng nước các con sông đẻ trứng.

Trứng nở, cá mòi con cứng cáp lại xuôi dòng ra biển, bắt đầu vòng đời mới, đến khi trưởng thành, chúng lại ngược sông thực hiện chu kỳ sinh đẻ. Mùa cá mòi ngược sông tìm nơi sinh sản cũng là lúc cư dân vạn chài vào vụ đánh bắt.

Hơn 50 năm gắn bó với nghề sông nước, ông Nguyễn Văn Hoàn (làng Giang Tiên, xã Thanh Giang, Thanh Chương) đã thuộc lòng đặc tính của loài cá mòi.

Ông Hoàn cho biết: “Cá mòi thường di chuyển cách mặt sông ở độ sâu 3-5m vào ban ngày và sát mép nước vào ban đêm. Cá mòi dài khoảng 15cm và nặng khoảng 50-80gam, để đánh bắt cá mòi thì phải dùng lưới chuyên dụng, mắt to, dày 3 lớp. 

Ngư dân ra khơi bắt cá mòiCuối tháng Hai âm lịch, cá mòi ngược sông cũng là lúc dân vạn chài dọc sông Lam vào mùa khai thác loại cá đặc sản này. Ảnh: Thanh Phúc

Cá mòi đi qua sông Lam địa phận thành phố Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương… song, càng ngược nguồn, hấp thu phù sa của sông thì cá càng dai, thơm, đậm vị. Do đó, cá mòi ở Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương thơm hơn, béo hơn, ngon hơn so với cá mòi ở vùng gần cửa biển”.

Mùa đánh bắt cá mòi chỉ kéo dài khoảng 1 tháng (từ cuối tháng Hai đến đầu tháng Tư âm lịch) nhưng lại là thời điểm người dân làng chài có thu nhập khá nhất trong năm. Làng vạn chài Hạ Long (thôn 1, xã Thanh Hà, Thanh Chương) có gần 20 hộ “nhà nghề” - chuyên đánh bắt cá trên sông Lam. Mùa cá mòi, hầu như người dân trong làng ở hẳn trên bến, thay phiên nhau thả lưới.

Anh Nguyễn Viết Tỵ - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Hà cho biết: “Mùa cá mòi ngắn lắm, chỉ hơn một tháng nên bà con tranh thủ đánh bắt. Thường thì nghề sông nước, chủ yếu đánh bắt vào ban đêm, từ 20h đến 4h sáng hôm sau, nhưng vụ cá mòi thì ngư dân thả lưới từ chiều, sang đêm cho tận sáng.

Tuy nhiên, vào buổi đêm thì dễ đánh bắt hơn, khai thác được nhiều hơn. Có những hộ, mỗi ngày buông lưới 3-5 lần thu về từ 20-30kg cá mòi, giá bán tại bến dao động từ 25.000 - 50.000 đồng/kg (tuỳ kích cỡ), hết mùa cá mòi cũng thu về cả chục triệu đồng".

Năm nay, đầu vụ nhưng lượng cá mòi ngược sông ít hơn mọi năm song cá to hơn, béo hơn và bán được giá hơn. Nhanh tay gỡ những con cá mòi tươi rói ra khỏi mắt lưới, ông Bình Thảo (xã Đặng Sơn, Đô Lương) phấn khởi: “Từ 6h chiều đến 8h tối, 2 tiếng được chừng 10kg cá, bán luôn cho thương lái với giá xô (cá to nhỏ lẫn lộn) là 35.000 đồng/kg, trừ chi phí còn thu về hơn 200.000 đồng. Có năm, được mùa cá mòi, mỗi tay lưới kéo lên cả yến cá, mỗi ngày thu về cả tạ cá, thu nhập tiền triệu là chuyện thường”.

Cá mòi được thu mua giá caoCá mòi giá rẻ, ngon, lại chế biến được nhiều món nên rất được thị trường ưa chuộng. Ảnh: baoquangninh.vn

Cá mòi sau khi đánh bắt sẽ được các thương lái đón mua tại bến. Là loại cá “đặc sản”, thơm ngon, bổ dưỡng và chỉ xuất hiện một thời điểm ngắn trong năm nên rất được ưa chuộng. Giá cá mòi tương đối rẻ, chỉ từ 25.000 - 55.000 đồng/kg, lại chế biến được nhiều món khác nhau như: chả cá mòi, cá mòi nướng trui, cá mòi rán… nên ngư dân đánh bắt được chừng nào, thương lái thu mua hết chừng đó.

Chị Giang Thanh, một tiểu thương ở xã Đặng Sơn (Đô Lương) chuyên thu mua cá mòi đổ sỉ cho các nhà hàng, khách sạn tại thành phố Vinh cho biết: “Cá mòi rất đắt hàng, là món ngon có mặt tại nhiều thực đơn của các nhà hàng lớn ở Vinh. Người dân cũng ưa chuộng các món chế biến từ cá mòi. Do đó, những ngày cao điểm, riêng tôi đã thu mua và cung ứng ra thị trường cả tạ cá mòi”.

Do đây là nguồn lợi lớn, nên để bảo vệ cá mòi, có những vùng, ngư dân tự quy ước với nhau rằng, trong vụ cá mòi, trừ một khoảng thời gian nhất định, các thuyền không đánh bắt, để cá sinh sản xong mới thả lưới; tất cả anh em bạn thuyền tuân thủ việc khai thác thủ công như thả lưới, giăng lưới đăng để bắt, tuyệt đối không dùng kích điện, dùng chất nổ trong khai thác.

Đây là cách để dân “nhà nghề” duy trì đàn cá mòi, nhân giống, nhân đàn cá mòi, đó chính là “của để dành” cho những vụ cá mòi sau…

Báo Nghệ An
Đăng ngày 20/03/2023
Thanh Phúc
Đánh bắt

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 18:31 13/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 18:31 13/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 18:31 13/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 18:31 13/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 18:31 13/05/2024