Đánh giá toàn điện về áp dụng công nghệ 4.0 trong nuôi trồng thủy sản

Ở đây cung cấp cái nhìn toàn diện về việc áp dụng các công nghệ 4.0 vào ngành nuôi trồng thủy sản, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp công nghệ để đạt được sự phát triển bền vững và hiệu quả cho ngành.

Máy cho tôm ăn tự động Farmext
Máy cho tôm ăn tự động điều khiển từ xa bằng điện thoại hỗ trợ nuôi tôm dễ dàng hơn. Ảnh: Tép

Ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn do các hạn chế sử dụng công nghệ và thiếu sự tích hợp hệ thống cảm biến để giám sát các biến động môi trường và sức khỏe tôm cá. Trong hầu hết các trại nuôi trồng thủy sản, con người vẫn là những người thu thập dữ liệu, ghi nhật ký nuôi thủ công. Do đó, quản lý và ra quyết định phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi và có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tính chủ quan của họ. Đã có các ứng dụng công nghệ 4.0 giúp thu thập và lưu trữ dữ liệu cho người nuôi theo thời gian thực bằng cách sử dụng các cảm biến liên kết và thiết bị tự động. Bài viết này trình bày tổng quan về một số phương pháp áp dụng công nghệ 4.0 để cải thiện chất lượng, năng suất và tính bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. 

Mục tiêu chính của việc áp dụng công nghệ mới này là giám sát được các tham số quan trọng trong quá trình nuôi tôm cá theo thời gian thực, phát hiện và cảnh báo sớm các biến động có thể xảy ra ở tất cả các thành phần trong trại nuôi tôm cá. 

Hệ thống camera trong nuôi trồng thủy sản 

Việc thu thập dữ liệu bằng camera sau đó đem đi được xử lý kỹ thuật số là công nghệ thông minh để hỗ trợ người nuôi trồng thủy sản có những vụ nuôi bền vững hơn. Các thiết bị này giúp quan sát thay cho thị giác con người, nhưng lợi thế của chúng nằm ở chỗ hiệu quả luôn như nhau vì không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh như bệnh tật, trạng thái cảm xúc và sự mệt mỏi như con người. Một số ứng dụng bằng camera đã được thực hiện như đếm số lượng tôm cá trong bể, phát hiện loài tôm cá, đo kích thước và ước tính khối lượng, phát hiện giới tính và kiểm tra chất lượng tôm cá. 



Hệ thống video stereo dưới nước có thể được sử dụng để ước lượng chiều dài tôm cá một cách chính xác

Việc sử dụng các thiết bị thu thập hình ảnh như camera bề mặt, camera âm thanh, hệ thống video stereo dưới nước, hệ thống sonar và LiDAR cho phép người nuôi giám sát hành vi của tôm cá một cách chi tiết và không bị chồng chéo nhau. Các hệ thống camera tiên tiến có thể kết hợp với các thiết bị thông minh khác để tự động phân tích hình ảnh, phát hiện các dấu hiệu bất thường và đưa ra cảnh báo kịp thời. Ví dụ, hệ thống video stereo dưới nước có thể được sử dụng để ước lượng chiều dài tôm cá một cách chính xác thông qua việc xử lý các hình ảnh thu thập từ hai góc độ khác nhau, cho phép xác định vị trí 3D của tôm cá trong bể.  

Bên cạnh đó, công nghệ nhận diện hình ảnh còn có thể phát hiện sự thay đổi màu sắc của da cá, một dấu hiệu cho thấy cá có thể đang bị bệnh. Các thuật toán xử lý hình ảnh có thể xác định các biến đổi nhỏ về màu sắc mà mắt thường khó có thể nhận ra, từ đó giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và giảm thiểu tỷ lệ tử vong. Hệ thống camera không chỉ dừng lại ở việc giám sát tôm cá mà còn có thể được sử dụng để giám sát môi trường xung quanh. Việc tích hợp các thiết bị này với các cảm biến khác cho phép giám sát toàn diện các thông số chất lượng nước như nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan và pH. Sự kết hợp này giúp tạo ra một hệ thống giám sát thông minh, cung cấp dữ liệu theo thời gian thực và hỗ trợ quá trình ra quyết định một cách hiệu quả trong quá trình nuôi. 


Công nghệ nhận diện hình ảnh còn có thể phát hiện sự thay đổi màu sắc của da cá

Hệ thống mạng cảm biến và IoT 

Một ví dụ là hệ thống IoT tiên tiến của Tép Bạc nhằm giám sát và quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản một cách hiệu quả. Hệ thống này sử dụng các cảm biến kết nối không dây để thu thập dữ liệu về các thông số quan trọng như nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan trong nước. Các cảm biến này được tích hợp vào một mạng lưới cảm biến không dây (WSN) và truyền dữ liệu theo thời gian thực về trung tâm điều khiển thông qua công nghệ IoT. Nhờ vào hệ thống này, người nuôi có thể giám sát tình trạng môi trường nuôi từ xa, nhận cảnh báo sớm về các biến đổi bất thường và đưa ra các quyết định kịp thời để bảo vệ sức khỏe và tăng trưởng của đàn tôm cá. 

Hệ thống IoT này không chỉ giúp giám sát môi trường nuôi trồng một cách chi tiết mà còn tối ưu hóa quy trình quản lý ao nuôi và sản xuất. Bằng cách sử dụng các nền tảng đám mây để lưu trữ và phân tích dữ liệu, hệ thống cung cấp các báo cáo và biểu đồ chi tiết về các thông số môi trường, giúp người nuôi dễ dàng theo dõi xu hướng và dự đoán các sự cố tiềm ẩn. Hệ thống còn hỗ trợ quản lý tự động các thiết bị như máy cho ăn và máy sục khí, giúp giảm thiểu công việc thủ công và tăng cường hiệu quả sản xuất. Tất cả những cải tiến này không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản mà còn góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành. 

Các hệ thống robot và máy móc tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản 

Việc sử dụng robot và máy móc tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản đang ngày càng trở nên phổ biến và mang lại nhiều lợi ích. Các hệ thống robot tự động, như robot cho ăn, robot giám sát dưới nước, giúp giảm lao động thủ công và tăng cường độ chính xác trong các hoạt động quản lý trại nuôi. Robot cho ăn có thể phân bố thức ăn một cách đồng đều và chính xác, giảm thiểu lãng phí thức ăn và đảm bảo tôm cá được nuôi dưỡng tốt nhất. Robot giám sát dưới nước, được trang bị các cảm biến và camera, có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm cá và môi trường, phát hiện sớm các vấn đề như bệnh tật hay ô nhiễm nước. Những cải tiến này không chỉ tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Cuối cùng, là tăng tốc hơn quá trình sản xuất tôm cá từ đầu đến cuối. 


Robot cho ăn có thể phân bố thức ăn một cách đồng đều và chính xác

Việc áp dụng công nghệ 4.0 vào nuôi trồng thủy sản có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề mà ngành đang gặp phải, từ việc tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm cho đến việc đạt được một hệ thống sản xuất bền vững hơn. Hệ thống camera, IoT, cũng như các robot tự động, đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống nuôi trồng thủy sản thông minh và hiệu quả.

Đăng ngày 01/08/2024
Hà Tử @ha-tu
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 23:00 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 23:00 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 23:00 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 23:00 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 23:00 17/11/2024
Some text some message..