Danh sách 5 quốc gia xuất khẩu tôm dẫn đầu thế giới

Trải qua những biến động và dịch bệnh và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Thứ hạng xuất khẩu tôm ở các nước cũng vì thế mà có sự thay đổi vị trí. Dưới đây là danh sách 5 quốc gia xuất khẩu tôm dẫn đầu thế giới (Tính đến 2021).

Tôm thẻ
Xuất khẩu tôm năm 2021 đã có nhiều hóa đổi giữa vị trí các quốc gia. Ảnh: Tép Bạc

Ecuador

Tính đến năm 2021, Ecuador đưa ra tuyên bố là quốc gia xuất khẩu tôm đứng đầu thế giới. Đánh dấu lần đầu tiên, quốc gia này đạt sản lượng xuất khẩu cao nhất thế giới.  

Dựa theo số liệu mới nhất được Cơ quan NTTS Quốc gia Ecuador (CNA) công bố, trong vòng 11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm của nước này đạt 4.54 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, tại thị trường Mỹ tăng 81%. Dựa trên tình hình mất khả năng tiếp cận với thị trường Trung Quốc vào năm 2022. Ecuador đã bắt đầu quay lại với mô hình 30/30/30, tức là phân đều xuất khẩu tôm tại các thị trường: 30% thị trường châu Á, 30% Mỹ và 30% còn lại tại thị trường châu Âu. 

Ấn Độ 

Để rơi vị trí quán quân trên “Đường đua” xuất khẩu tôm, Ấn Độ rơi xuống vị trí Á quân với ước tính 4 tỷ USD. Cũng như Ecuador, tính đến thời điểm tháng 10/2021, Ấn Độ đã xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ là 280.324 tấn với trị giá 2.4 tỷ USD, cũng là nước dẫn đầu thị phần tại mỹ. Tính đến tháng 7, nhận hơn 468.731 USD tại thị trường Trung Quốc và Nhật Bản đem về cho Ấn Độ con số 307.529 USD chỉ trong 10 tháng đầu năm. 

Đặc biệt, vào thời kỳ đỉnh cao của đại dịch Covid - 19, tức là vào tháng 4 và tháng 5. Xuất khẩu tôm ở Ấn Độ hầu như không bị ảnh hưởng mà còn phát triển hơn với mức tăng trưởng khá mạnh, lần lượt là 80% và 32% so với cùng kỳ năm 2020, so với năm 2019 con số này ước tính tăng 34% và 19%. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang nhen nhóm cơ hội quay lại đường đua xuất khẩu tôm sú. Quốc gia này đưa ra dự kiến đến năm 2022, sản lượng tôm sú sẽ đạt mức tăng trưởng 2 con số, rơi vào khoảng 70.000 - 80.000 tấn. 

Việt Nam 

Đường đua xuất khẩu tôm năm 2021 đã mang về cho Việt Nam con số khoảng 3.9 tỷ USD. Chỉ đứng sau 2 nước là Ecuador và Ấn Độ. Mặc dù, đại dịch Covid- 19 đã càn quét nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam. Khiến một số doanh nghiệp không sản xuất tôm không đáp ứng được “3 tại chỗ” nên đã tạm ngưng sản xuất. Tuy nhiên, phần đông các doanh nghiệp còn lại vẫn có thể kịp thời xử lý và đáp ứng các đơn hàng.

Chế biến tômNhà máy chế biến tôm tại Việt Nam. Ảnh: Tép Bạc

Điểm sáng của thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam đó là: Chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng tôm không bị đứt gãy, chuỗi giá trị ngành tôm duy trì tốt. Đây là tín hiệu tốt để ngành tôm phục hồi trong thời gian sắp tới. 

Thái Lan 

Trong vòng 10 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm của Thái Lan tăng 8.6% đạt 1.3 tỷ USD. Trong đó: 

- Con tôm đông lạnh chiếm 40% đạt 508 triệu USD  

- Con tôm chế biến chiếm 31% đạt 398 triệu USD  

So với cùng kỳ năm 2020 thì 2 sản phẩm tôm chủ lực này tăng lần lượt là 7.7% và 10.5%. Tuy nhiên, trong tính đến tháng 10/2021 trong khi mặt hàng tôm đông lạnh đang trên đà tăng trưởng với 51% đạt trên 82 triệu USD thì tôm chế biến lại có dấu hiệu giảm nhiệt với 15% và đạt 45 triệu USD.  

Trong đó, xuất khẩu tôm của nước này sang thị trường Mũ đã giảm 6.3% trong tháng 10 và lũy kế 10 tháng đầu năm giảm 2.3%, đạt 404 triệu USD. Trái lại, tại một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,... thì con tôm xuất khẩu của Thái Lan vẫn tăng đều so với cùng kỳ năm ngoái. Không ngoài dự đoán, 3 thị trường lớn nhất của Thái Lan lần lượt là Thái Lan với 31%, Nhật Bản với 24% và Trung Quốc là 16.6% thị phần. Cũng theo nước này, dự kiến tôm xuất khẩu sẽ tăng 10% trong năm 2022. 

Indonesia

Nước cuối cùng trong danh sách 5 quốc gia xuất khẩu tôm dẫn đầu thế giới gọi tên Indonesia với 1.3 tỷ USD trong vòng 10 tháng đầu năm 2021. Các thị trường chủ yếu của nước này là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Theo đó, Chính Phủ Thái Lan cũng khuyến khích theo hướng thâm canh và mở rộng diện tích nuôi trồng bao gồm cả ao nuôi tôm, nhằm thúc đẩy NTTS phát triển như cách mà Indonesia đang làm hiện tại. 

Xuất khẩu thủy sản của quốc gia này đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Indonesia vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về cải tiến công nghệ cũng như xử lý bệnh trên tôm.

Trên đây là danh sách 5 quốc gia xuất khẩu tôm dẫn đầu thế giới. Hy vọng trong tương lai, ngành tôm Việt Nam sẽ có thêm nhiều bức phá, vươn lên vị trí dẫn đầu.

Hãy cùng xem thêm video về "5 quốc gia xuất khẩu tôm HÀNG ĐẦU thế giới!"


Đăng ngày 10/06/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Tổng hợp

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 10:35 07/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 10:03 04/10/2024

Tác dụng của cá cảnh trong việc giảm căng thẳng mà bạn không ngờ tới

Ngày nay, việc nuôi cá cảnh đã trở thành một sở thích phổ biến trong nhiều gia đình. Không chỉ mang đến vẻ đẹp cho không gian sống, thú vui này còn ẩn chứa nhiều lợi ích không ngờ tới cho sức khỏe tinh thần.

Cá cảnh
• 11:50 03/10/2024

10 đặc điểm để nhận biết tôm tươi trước khi mua

Tôm là món ăn quen thuộc với mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, để chọn lựa được những con tôm tươi ngon là điều mà bà nội trợ nào cũng quan tâm hàng đầu. Bởi chỉ có những con tôm tươi mới chế biến nên những món ăn hấp dẫn và đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Sau đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc nhận biết 10 đặc điểm dễ dàng lựa được những con tôm tươi ngon trước khi mua nhé.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 03/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 13:31 08/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 13:31 08/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 13:31 08/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 13:31 08/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:31 08/10/2024
Some text some message..