Đánh thức tiềm năng cá - lúa

Theo số liệu thống kê của Bộ NN-PTNT, hiện cả nước mới chỉ tận dụng được hơn 10% diện tích ruộng trũng có thể kết hợp nuôi thủy sản theo hình thức cá - lúa kết hợp.

mô hình nuôi cá lúa
Thả cá giống tại các mô hình ở Ninh Bình

Trước tiềm năng lớn để nuôi thủy sản đang bỏ ngỏ, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt dự án phát triển mô hình cá - lúa trên cả nước do Trung tâm KNQG thực hiện từ năm 2012 - 2014, bước đầu khẳng định hiệu quả.

Hai hình thức kết hợp nuôi cá - lúa đã được Trung tâm KN-KN quốc gia lựa chọn áp dụng tại các tỉnh phía Bắc đó là nuôi xen canh cá - lúa kết hợp ở vụ HT ở vùng trung du, miền núi phía Bắc và nuôi luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ cá ở đồng bằng sông Hồng.

Với đặc thù diện tích ruộng chiêm trũng rất lớn, các huyện Nho Quan, Gia Viễn (Ninh Bình) được xem là tỉnh có tiềm năng rất lớn để có thể triển khai mô hình nuôi cá - lúa kết hợp. Chính vì vậy khi triển khai dự án, Trung tâm KNQG đã quyết định chọn Ninh Bình làm một trong những địa phương “làm điểm” thực hiện thí điểm dự án phát triển cá - lúa với hình thức luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ cá (2 vụ lúa kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 6 năm sau, một vụ cá từ tháng 7 kéo dài tới cuối năm).

Theo đó, Sở NN-PTNT Ninh Bình đã giao Trung tâm KN-KN chủ trì triển khai dự án, lựa chọn 15 hộ gia đình có tiềm năng, kinh nghiệm tại các huyện Nho Quan, Gia Viễn và TX. Tam Điệp để triển khai với tổng diện tích thực hiện 4 ha. Trong đó, xã Lai Sơn (huyện Nho Quan) và xã Gia Hòa (huyện Gia Viễn) được lựa chọn hình thức nuôi luân canh cá - lúa với đối tượng cá rô phi là chính; xã Yên Bình (TX. Tam Điệp) và xã Gia Xuân (huyện Gia Viễn) được lựa chọn hình thức nuôi luân canh cá - lúa với đối tượng cá rô đồng là chính.

Các hộ dân tham gia được hỗ trợ và cung cấp 100% con giống, hỗ trợ một phần các chi phí vật tư như thức ăn, phòng trừ bệnh và xử lí ao nuôi... với tổng trị giá trên 264 triệu đồng. Nhằm thực hiện dự án đảm bảo kỹ thuật, Trung tâm KN-KN Ninh Bình đã cử các cán bộ chuyên ngành về nuôi trồng thủy sản trực tiếp theo dõi giám sát và hướng dẫn các hộ dân tham gia mô hình trong suốt quá trình thực hiện dự án. Sau khi ký kết HĐ thực hiện dự án với các hộ tham gia, đầu tháng 7/2012, Trung tâm KN-KN Ninh Bình đã mở một lớp tập huấn dành cho 30 người tham gia dự án về kỹ thuật nuôi cá - lúa. Các học viên sau khi hoàn thành đã được cấp chứng chỉ học nghề.

Với sự chuẩn bị chu đáo đó, nên mới chỉ vụ đầu nuôi thử với thời gian nuôi 5 tháng (từ tháng 8 - 12/2012), mô hình nuôi luân canh cá - lúa tại Ninh Bình đã thu được những kết quả hết sức khả quan.

Với công thức lấy đối tượng nuôi chính là cá rô phi được triển khai tại xã Lai Sơn (huyện Nho Quan) và xã Gia Hòa (huyện Gia Viễn), kích cỡ thả giống ban đầu đối với cá rô phi và cá chép là 5cm, cá mè trắng là 12cm (mật độ thả 1,5 con/m2). Tại thời điểm tổng kết dự án thí điểm vào đầu tháng 12/2012 cho thấy, cá rô phi đạt trọng lượng trung bình 545 g/con, cá chép đạt trọng lượng 515 g/con và cá mè trắng đạt trọng lượng 500 g/con.

Kiểm tra định kỳ sinh trưởng của cá cho thấy, tỉ lệ con giống sống cao, đạt trên 80%, cá sinh trưởng tốt, không xuất hiện bệnh. Tốc sinh trưởng trung bình của cá rất cao, cụ thể: Cá rô phi tăng trọng bình quân 110 g/con/tháng nuôi; cá chép lai tăng trọng bình quân 104 g/con/tháng và cá mè trắng tăng trọng bình quân 102 g/con/tháng.

Tính chung ở công thức nuôi này, năng suất cá trung bình sau 5 tháng nuôi đạt 6,4 tấn/ha – vượt chỉ tiêu mô hình đề ra. Với giá bán ở địa phương tại tháng 12/2012 đối với rô phi là 45.000 đ/kg, cá chép 40.000 đ/kg, cá mè 30.000 đ/kg, tổng doanh thu mô hình này đạt trung bình trên 277 triệu đ/ha, lợi nhuận (trừ phần hỗ trợ của nhà nước) là hơn 75 triệu đ/ha.

Với công thức lấy đối tượng nuôi chính là cá rô đồng được triển khai tại xã Yên Bình (TX. Tam Điệp) và xã Gia Xuân (huyện Gia Viễn), kết quả cũng rất tốt khi trọng trọng cá rô đồng sau 5 tháng nuôi đạt bình quân 120 g/con, tốc độ tăng trọng trung bình đạt 24 g/con/tháng. Năng suất cá trung bình của công thức này đạt hơn 10,3 tấn/ha – vượt xa kế hoạch đề ra của dự án. Với cá rô đồng 60.000 đ/kg tại thời điểm thu hoạch cộng với cá chép và cá mè, tổng doanh thu bình quân của công thức nuôi này sau hơn 5 tháng nuôi đạt hơn 537 triệu đ/ha, lợi nhuận (trừ phần hỗ trợ của dự án) đạt trên 270 triệu đ/ha.

Với sự thành công lớn từ mô hình nuôi luân canh cá - lúa trong vụ đầu tiên thử nghiệm dự án, Sở NN-PTNT Ninh Bình xác định, hình thức nuôi luân canh cá - lúa với cả hai đối tượng cá rô phi và cá rô đồng là chính đều rất phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội cũng như điều kiện tự nhiên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Vì vậy trong thời gian tới, Ninh Bình mong muốn sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình ra các địa phương khác trong tỉnh. Trung tâm KN-KN Ninh Bình  kiến nghị, do nhận được dự án vào thời điểm đã qua giai đoạn thả giống đỉnh điểm nên việc chọn hộ tham gia mô hình gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy Trung tâm KNQG cần xem xét bố trí mô hình sớm hơn vào những năm tiếp theo để đạt hiệu quả tốt hơn.

+ Theo thống kê, tiềm năng ruộng trũng có thể kết hợp nuôi cá - lúa ở 18 tỉnh đại diện cho 3 vùng ĐBSCL, ĐBSH và trung du MNPB tính đến năm 2011 mới chỉ sử dụng khoảng 9.655 ha trên tổng số 92.190 ha - chiếm10,5% diện tích có thể nuôi cá kết hợp cấy lúa.

Đây là một lãng phí tiềm năng về sử dụng ruộng trũng để nuôi trồng thủy sản. Trong 10,5% diện tích đã được sử dụng, hầu hết bà con nông dân chưa nắm được kỹ thuật nuôi cá kết hợp với cấy lúa, còn bất cập trong việc chọn giống cá, giống lúa và lúng túng trong việc sử dụng thuốc trừ sâu, năng suất thấp, thiếu bền vững.

+ Năm 2012, Trung tâm KNQG đã bước đầu triển khai dự án phát triển mô hình nuôi cá -lúa tại 18 tỉnh ở vùng trung du MNPB, ĐBSH và ĐBSCL. Cùng với Ninh Bình, nhiều địa phương như Hải Phòng, Hà Nam, Tiền Giang..., các mô hình nuôi luân canh, xen canh cá - lúa cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. Đây được xem là tín hiệu vui cho việc vực dậy phong trào và tiềm năng nuôi cá - lúa ở nước ta trong những năm tới.

NNVN
Đăng ngày 23/02/2013
Lê Bền
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 13:58 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 13:58 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 13:58 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 13:58 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 13:58 26/11/2024
Some text some message..