Đầu tư 10 tỷ đồng nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà

Mô hình nuôi cá lồng giữa hồ thủy điện được thử nghiệm từ năm 2008, đến nay cho sản lượng trên 100 tấn mỗi năm.

Đầu tư 10 tỷ đồng nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà
Các lồng nuôi được gia công chắc chắn để chống lại gió bão. Ảnh: Bizmedia

Hồ Thác Bà (Yên Bái) có tổng diện tích mặt nước 19.000ha, chiều dài hơn 80km, dung tích dao động 3-3,9 tỷ khối. Nơi đây không chỉ tích nước, phát điện cho toàn tỉnh, mà còn là môi trường lý tưởng để nuôi thủy sản sạch.

Công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng dịch vụ khoa học công nghệ Yên Bái (thị trấn Nghĩa Lộ) là một trong những đơn vị đầu tiên triển khai nuôi cá lồng trên hồ. Theo ông Đào Tiến Minh - Trưởng phòng kỹ thuật cho biết, công ty tiến hành nuôi thử nghiệm từ năm 2008, sau khi nhận thấy nơi đây có nhiều loại cá sinh sống cho giá trị kinh tế cao.

Quá trình nuôi ban đầu chưa được hỗ trợ khoa học nên gặp nhiều khó khăn. Sau thời gian tìm tòi học hỏi thêm kỹ thuật nuôi và nghiên cứu đặc tính cá sống tự nhiên trong hồ, công ty đã mạnh dạn đầu tư 10 tỷ đồng mua con giống, thiết kế lồng nuôi nhốt.

Theo anh Minh, công ty mua vật liệu, còn việc thiết kế lồng do chính công nhân thực hiện sao cho phù hợp với nhu cầu nuôi nhốt. Lưới làm đăng chắn chọn loại tốt có tuổi thọ 8 năm, chiều cao 22m, mắt 2cm, ghim vào các thùng phi nhựa 220 lít, cứ 4m thì có một phao. Các phao lưới được liên kết với nhau bằng dây dù độ bền cao, chống chịu được gió bão và giữ chúng lên xuống theo mực nước hồ từng mùa, nhằm quản lý số lượng cá nuôi nhốt.

Ngoài việc tận dụng nguồn cá tự nhiên trong hồ quây nuôi, công ty còn nhập thêm một số loại cá giống có giá trị thương phẩm cao như tầm, trắm đen, riêu hồng, rô phi…

Anh Minh cho biết thêm, thức ăn cho cá được nhập khẩu từ các công ty chế biến thức ăn thủy sản đã qua kiểm định chất lượng, chứ không phụ thuộc nguồn thức ăn trong tự nhiên. Công ty áp dụng quy trình nuôi chặt chẽ bằng cách khảo sát nguồn nước trước khi thả cá giống, xây dựng hệ thống thoát và trao đổi nước hàng ngày, nên không gặp các vấn đề dịch bệnh hay ô nhiễm.

nuôi cá diêu hồng, nuôi cá, nuôi cá diêu hồng ở lòng hồ thác bà, nuôi cá lồng
Lồng cá diêu hồng nuôi tại lòng hồ Thác Bà. Ảnh: Bizmedia

Với việc đầu tư con giống và kỹ thuật khoa học, mỗi năm công ty xuất ra thị trường khoảng 100 tấn cá các loại. Trong đó trắm đen được bán trên thị trường với giá 180-250 nghìn đồng, cá tầm 240-300 nghìn đồng mỗi kg.

Mô hình nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người dân Nghĩa Lộ. Theo anh Minh, mỗi công nhân làm việc trên các lồng bè có lương tháng khoảng 7 triệu đồng. 

VNExpress
Đăng ngày 11/09/2017
Hạnh Nguyên
Kinh tế

Hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản thế mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản, do đó các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Tôm thẻ
• 12:50 21/03/2024

Hội nghị thượng đỉnh đổi mới thực phẩm xanh trở lại London

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Thực phẩm Xanh (Blue Food Innovation Summit) quy tụ ngành nuôi trồng thủy sản để khám phá những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm xanh đồng thời bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đại dương.

Hải sản
• 10:32 13/03/2024

Bệnh Tilv và vấn đề Brazil không nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Cá rô phi
• 11:05 01/03/2024

Bình Định thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả

Trong năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tập trung triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản
• 09:59 29/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 15:09 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 15:09 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:09 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 15:09 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:09 29/03/2024