ĐBSCL: Đua nhau đổ muối, khoan giếng để… nuôi tôm trên vùng nước ngọt

Nông dân vùng ĐBSCL đang có “sáng kiến” đổ muối, khoan giếng để có nước mặn nuôi tôm ngay ở vùng nước ngọt quanh năm. Các nhà khoa học, ngành nông nghiệp cảnh báo việc làm này có thể hủy hoại môi trường cần ngăn chặn kịp thời.

nuôi tôm thẻ
Nông dân xã Phú Thành B, Tam Nông nuôi tôm thẻ chân trắng ngay bên ruộng lúa

Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang… đang tìm cách biến nước ngọt thành nước mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng vì lợi nhuận cao. Một trong những “sáng kiến” để lấy nước mặn là khoan giếng và nếu chưa đủ độ mặn họ sẽ rải thêm muối để nuôi bằng được con tôm thẻ chân trắng ngay vùng nước ngọt quanh năm chỉ quen với thủy sản nước ngọt, lúa, hoa màu…

Cách đây hơn 2 tháng, gia đình ông Huỳnh Văn Thạch ở thị trấn An Châu (Châu Thành, An Giang) thả nuôi 300.000 con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 5.000 m2. Để nuôi được con tôm thẻ chân trắng chỉ quen sống ở vùng nước lợ, nước mặn gia đình ông Thạch phải khoan giếng nước ngầm để lấy nước mặn.

Ông Thạch cho biết: “Sau 2 tháng thả nuôi gia đình tôi thu hoạch được gần 3 tấn tôm với giá 125.000 đồng/kg, lợi nhuận đạt 50%, cao hơn rất nhiều lần so với nuôi các vật nuôi khác hay trồng lúa”.

Không chỉ riêng gì An Giang mà ở tỉnh Đồng Tháp cũng bộc phát việc phát triển tôm thẻ chân trắng vì giá cả cao, vùng nuôi mới không dịch bệnh nên nông dân đạt siêu lợi nhuận. Gia đình ông Đỗ Văn Nhì ở ấp Phú Bình (Phú Thành B, Tam Nông, Đồng Tháp) cũng vừa thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích 5.000m2 được hơn 1 tháng nay.

Ông Nhì cho biết: “Thấy mấy anh em ở địa phương nuôi có lời nhiều nên tôi chuyển từ nuôi tôm càng xanh sang nuôi tôm thẻ chân trắng theo kiểu vừa làm vừa học nhưng hiệu quả rất cao so với nuôi tôm càng xanh”.

Theo ông Nhì, hiện nay giá nông sản rất bấp bênh, nhà nước không giúp được gì nên nông dân tự “bơi” kiếm loài nông sản nào có giá, lợi nhuận cao thì làm. Một số hộ nông dân còn đưa muối vào ao nước ngọt để tăng độ mặn, thích hợp để con tôm thẻ chân trắng sinh sống.

Theo thống kê, hiện tỉnh Đồng Tháp đã có 47 ha chuyển từ nuôi tôm càng xanh, cá tra sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Còn tại tỉnh An Giang, việc nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ mới manh nha với diện tích khoảng 1,5 ha. Tuy nhiên, nhiều người nuôi lợi nhuận cao khiến không ít nông dân lén lút đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Hầu hết để có nước mặn thì nông dân bắt buộc phải khoan giếng lấy nước ngầm và rải muối trực tiếp xuống ao tôm.

Hậu quả sẽ khôn lường đối với môi trường sinh thái

Theo nhiều chuyên gia, việc tìm mọi cách để biến nước ngọt thành nước mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng để xảy ra tràn lan, không có giải pháp ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả khôn lường đối với môi trường sinh thái. Bởi vì, việc xả nước mặn ra sông sẽ gây ảnh hưởng tới việc sản xuất lúa, hoa màu của bà con nông dân xung quanh.

đào ao thả tôm
Một số hộ vẫn tiếp tục đào ao để thả tôm thẻ chân trắng vì siêu lợi nhuận

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Việc bà con tự ý khoan giếng đưa nước mặn xuống ao nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ mới phát sinh gần đây chủ yếu ở xã Phú Thành B và thị trấn Tràm Chim với diện tích trên 20 ha. Ngành nông nghiệp đã xin ý kiến của Tổng Cục Thủy sản và được trả lời bằng văn bản tuyệt đối không được nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng nước ngọt”.

Việc nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ làm phá vỡ quy hoạch của địa phương. Từ lâu việc nuôi tôm càng xanh được xem là thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp đang được quy hoạch để phát triển bền vững. Ông Nguyễn Thanh Vân, Giám đốc HTX tôm càng xanh Phú Thành B cho biết: “Hiện nay địa phương có 300 ha diện tích mặt nước nuôi tôm càng xanh. Thời gian gần đây một số xã viên chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng vì lợi nhuận khá cao. HTX đã khuyến cáo các xã viên không nên tiếp tục phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng vì đây là đối tượng lạ, vốn đầu tư cao có thể phát sinh dịnh bệnh. Đồng thời có thể hưởng xấu đến môi trường xung quanh”.

Ngày 1/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan, ban ngành để tìm giải pháp ngăn chặn việc nuôi tôm thẻ chân trắng ở địa phương. Các cơ quan chức năng cho rằng, nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đồng Tháp sẽ tác động xấu đến môi trường đất trồng lúa, chất lượng nguồn nước ngọt thiên nhiên và nguy cơ gây ô nhiễm tầng nước ngầm rất cao…

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Tỉnh không khuyến khích việc nông dân chuyển đổi sang đầu tư nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt. Trong thời gian tới tỉnh sẽ có biện pháp nghiêm cấm việc khai thác nước ngầm tầng mặn phục vụ mọi hoạt động sản xuất trên địa bàn nhằm bảo vệ môi trường. UBND tỉnh yêu cầu các địa phương vận động nông dân không đầu tư nuôi mới. Đối với những diện tích đã thả giống nuôi hiện tại, nên kết thúc hoạt động nuôi ngay sau đợt thu hoạch tôm hiện đang nuôi”.

Hiện tại ở tỉnh Đồng Tháp và An Giang bắt đầu quản lý nghiệm ngặt việc phát triển tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt. Một số hộ sau khi thu hoạch vụ đầu tiên đã tự chuyển sang nuôi các vật nuôi khác phù hợp hơn. Thế nhưng, vẫn còn nhiều hộ lén lút tiếp tục thả nuôi tâm thẻ chân trắng vì lợi nhuận cao.

Báo Dân Trí, 03/04/2014
Đăng ngày 05/04/2014
Minh Giang
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 04:15 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 04:15 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 04:15 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:15 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 04:15 23/12/2024
Some text some message..