Dễ nuôi như cá trắm cỏ

Cá trắm cỏ tuy không phải là loài cá có chất lượng cao nhưng lại được bà con ta nuôi nhiều vì nó dễ nuôi và mau lớn. Nó là loài cá nước ngọt, thường được thả nuôi ở ao, hồ hoặc nuôi trong lồng, bè trên sông.

Cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ

Có 2 loại cá trắm là trắm đen và trắm trắng. Thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật như rong, bèo, lá ngô, cỏ... Cá trắm cỏ có khả năng sinh sản ở thời kỳ 2-3 tuổi khi cá đực khoảng 1kg và cá cái khoảng 2kg.

Hiện nay, cá trắm cỏ được nuôi khá phổ biến. Nuôi chúng sau 1 năm có thể đạt từ 0,8-1,2kg/con. Nuôi 2 năm đạt từ 1,5-2,5kg/con hoặc cao hơn nữa (có con nặng tới 4kg). Có tài liệu cho biết nếu cá sống ở môi trường thuận lợi thì sau 3 năm có có thể đạt tới 9-12kg/con.

Nếu nuôi trong ao, ta phải lo khâu tẩy dọn ao thật tốt. Nếu có điều kiện, nên tát cạn, vét bớt bùn, rắc vôi, phơi ao, bón lót cho ao phân chuồng hoai mục và cả phân xanh. Sau đó cho nước vào. Nước cần được lọc qua đăng hoặc qua lưới để loại trừ các loài cá dữ hay cá tạp lọt vào ao. Cá ưa nước sạch. Vì vậy, phải giữ cho nguồn nước của ao không bị ô nhiễm.

Ta có thể thả cá vào vụ xuân (tháng 2-3) hoặc vụ thu (tháng 8-9). Nên thả cá kịp thời, nhanh, gọn để thời gian nuôi cá được dài. Cá giống phải khỏe mạnh, lưng dày, vây vẩy hoàn chỉnh, màu sắc sáng bóng, nhiều nhớt, không có biểu hiện của bệnh tật. Ta nên thả với mật độ 1-2 con/m2 (cá cỡ 8-10cm).

Thức ăn cho cá gồm các loại cỏ, rong, bèo, lá chuối, lá ngô, lá sắn... Cũng có thể cho cá ăn thêm cám ngô, cám gạo.

Nuôi sau 6 tháng là đã có thể đánh tỉa số cá lớn. Tới cuối năm thì thu toàn bộ. Nên nuôi trong lồng, bè trên sông, hồ thì cần lưu ý: Ở sông, tốc độ dòng chảy phải đạt từ 0,2-0,3m/giây; ở hồ chứa thì phải đạt từ 0,1-0,2m/giây.

Lồng có thể làm bằng tre, bằng gỗ hoặc bằng composit. Khe hở phải rộng từ 0,5-1cm để nước dễ dàng chảy qua. Đáy lồng và 2 mặt bên có thể ghép bằng gỗ để tránh thức ăn trôi đi mất. Trong lồng, bè, ta có thể thả cá với mật độ từ 70-80 con/m3 (với cỡ cá từ 8-10cm). Nếu cá giống có cỡ lớn hơn, ta có thể rút bớt với mật độ 30-40 con/m3. Trước khi thả, ta nên khử trùng cá bằng cách cho chúng tắm nước muối 3% trong vòng 10-15 phút. Ở miền Bắc, nên thả cá vào đầu tháng 4 khi trời hết rét. Còn ở phía Nam, ta có thể thả quanh năm.

Do nuôi tập trung, mật độ dày nên thức ăn phải luôn đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Hàng ngày ta phải vớt các phần mà cá không ăn được để giữ sạch cho nước. Phải theo dõi thường xuyên hoạt động của cá. Nếu nó nổi đầu là thiếu oxy.

Nếu thấy nó bơi lội hoảng loạn là phải vớt cá lên kiểm tra (có thể do trùng bánh xe, do trùng quả dưa, do sán lá đơn chủ hoặc do nấm thủy vi). Ta có thể dùng vôi bột hoặc sun phát đồng (CaS04) để loại trừ bệnh. Nuôi cá trắm cỏ không khó mà cho ta năng suất cao. Cứ có mặt nước là nuôi được cá trắm cỏ.

Dân Việt
Đăng ngày 26/01/2013
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 15:12 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:12 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 15:12 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 15:12 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 15:12 20/12/2024
Some text some message..