Địa chỉ cung ứng giống cá nước ngọt tin cậy cho người dân

Sẵn có bề dày kinh nghiệm, luôn chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cùng với sự chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, vật lực, Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt, nay là Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và Xúc tiến thương mại (Sở Nông nghiệp & PTNT) đã trở thành địa chỉ tin cậy, cung ứng con giống thủy sản sạch bệnh và chất lượng cho người dân.

Giống cá rô phi đen.

Có mặt tại Trung tâm (phố 7, thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh) những ngày giữa tháng ba, tôi được tận mắt chứng kiến không khí lao động hăng say của đội ngũ cán bộ, kỹ sư Trại giống thủy sản (đơn vị trực thuộc Trung Tâm) trong mùa cá sinh sản. Ngâm mình dưới nước hàng tiếng đồng hồ để chọn cá bố mẹ, rồi lại thức trắng đêm canh cá đẻ, vất vả là vậy nhưng ai cũng vui bởi đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là đam mê của họ. 

Kỹ sư Nguyễn Thế Ngọc, Trại trưởng Trại giống chia sẻ: Để chuẩn bị cho một lần cá sinh sản mất nhiều thời gian và công sức. Đầu tiên là phải nuôi vỗ thoái hóa, nuôi vỗ tích cực và nuôi vỗ thành thục cho cá bố mẹ. ở giai đoạn này, hằng ngày phải cho cá đầy đủ dinh dưỡng và ghi chép cụ thể, chi tiết các thông số. Thường xuyên "nghe ngóng" thời tiết, nếu mưa to hoặc nắng nóng phải giảm lượng thức ăn cũng như số lần cho cá ăn, nếu chểnh mảng chắc chắn sẽ thất bại. 

Ngoài ra trước đợt cá sinh sản, chúng tôi còn phải kiểm tra cá bố mẹ, sau đó mới quyết định cho cá lên bể đẻ. Cá thường đẻ về đêm nên việc thức thâu đêm là chuyện thường xuyên, giai đoạn này yêu cầu sự tỷ mỉ, chính xác, phải thường xuyên thay lọc nước, đảm bảo để nước tuần hoàn liên tục, căn được đúng thời gian vớt trứng…


Thu hoạch, xuất bán cá giống cho người dân tại Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại.

Hiện nay, Trại giống của Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và Xúc tiến thương mại nông nghiệp đang sở hữu hệ thống cơ sở vật chất khá hiện đại, bài bản để sản xuất giống cá với tổng diện tích 4,5 ha. Bao gồm: hệ thống bể lọc, xử lý nước, 24 ao ương và ao cá bố mẹ, 1 khu bể đẻ với 3 bể tròn, 2 bể vuông, hệ thống bình vây di động. 

Hàng năm sản xuất và cung ứng ra thị trường trên 50 triệu cá bột các loại. Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất, cung ứng các giống cá nước ngọt truyền thống, phổ biến như: cá chép, cá trắm, cá mè, cá trôi, cá rô các loại…, đơn vị còn chủ động bắt kịp xu thế, đưa vào sản xuất một số loại cá mới như chép Koi đáp ứng thú chơi cá cảnh của người dân, cũng như thả để cải tạo cảnh quan phục vụ du lịch.

Đáng chú ý, Trung tâm còn điều tra, lưu trữ, nghiên cứu bảo tồn, cho sinh sản thành công một số loài cá đặc hữu, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao của Ninh Bình như: cá Trầu tiến vua, cá rô Tổng Trường.

Bác Nguyễn Văn Dự, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, một khách hàng thường xuyên của Trung tâm chia sẻ: Năm nào tôi cũng lấy khoảng 1 triệu con cá chép bột ở Trung tâm để nuôi và cung ứng cho các hộ gia đình khác trong tổ hợp tác vì cá ở đây có độ đồng đều cao, trong quá trình nuôi cá phát triển nhanh. 

Ngoài ra, tới đây tôi còn được các cán bộ, kỹ sư tư vấn giới thiệu các kỹ thuật nuôi mới, giúp tận dụng tốt nguồn thức ăn tự nhiên, diện tích mặt nước. Nhờ đó, năng suất và sản lượng thủy sản của gia đình ngày một tăng.

Đồng chí Nguyễn Duy Thành, Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và Xúc tiến thương mại nông nghiệp cho biết: Trong những năm qua, Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiên cứu, đặc biệt là Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I để tiếp nhận những công nghệ sản xuất giống tiên tiến nhất. 

Bên cạnh đó, đơn vị cũng đặc biệt quan tâm tới việc khảo nghiệm, tuyển chọn nhập cá bố mẹ đủ tiêu chuẩn làm giống. Thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật, điều chỉnh phù hợp với diễn biến bất thường của thời tiết để đạt được sản lượng tốt nhất, cung cấp cho người nuôi những giống cá thương phẩm có chất lượng và sạch bệnh, góp phần từng bước chủ động về con giống, rút ngắn thời gian nuôi, nâng cao sản lượng, giá trị trên cùng diện tích mặt nước. 

Báo Ninh Bình
Đăng ngày 17/03/2021
Nguyễn Lựu
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 02:07 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:07 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 02:07 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 02:07 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 02:07 21/12/2024
Some text some message..