Điểm danh các loài cá có mặt tại Đất rừng phương Nam

“Đất rừng phương Nam” tái hiện cuộc sống miền Tây Nam Bộ. Đó là những cánh rừng tràm bạt ngàn, dòng sông mênh mông, cánh đồng bát ngát, tôm cá nhiều vô kể.

Rừng U Minh
Rừng U Minh có diện tích khoảng 2.000 km², nằm sát Vịnh Thái Lan, thuộc hai tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau

Bối cảnh rừng rộng lớn, từ sông Tiền, sông Hậu trải dài đến Kiên Giang, rồi xuống tận rừng U Minh, sau đó dừng lại ở Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem ở khu rừng nổi tiếng này có bao gồm những loài cá bản địa nào nhé! 

Ngạc nhiên trước vẻ đẹp hoang sơ rộng lớn của rừng U Minh 

Rừng U Minh có diện tích khoảng 2.000 km2, nằm sát Vịnh Thái Lan, thuộc hai tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Rừng U Minh là kiểu rừng rất đặc thù, được xếp hạng độc đáo và quý hiếm trên thế giới, gồm phần trên là vườn quốc gia U Minh Thượng, phần dưới là vườn quốc gia U Minh Hạ. Giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ là sông Trẹm và sông Cái Tàu. Nơi đây thiên nhiên rất hùng vĩ và hoang sơ. 

Rừng U Minh được coi là nơi có giá trị sinh khối cao nhất so với các kiểu rừng khác với khoảng 250 loài thực vật, chủ yếu là cây tràm mọc ở khắp nơi, hơn 180 loài chim, hơn 20 loài bò sát,... 

Nơi đây, nhà văn Đoàn Giỏi đã lấy bối cảnh kể về tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” và đã được các đạo diễn điện ảnh tái hiện lại qua các bộ phim vô cùng nổi tiếng. 

Cả hai vườn quốc gia đều nằm trong danh sách khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận với hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn đặc thù, được xếp vào hạng quý hiếm và độc đáo trên thế giới. 

Các loài cá đặc trưng sống tại rừng U Minh 

Rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ đều có sự đa dạng sinh học cao, trong đó có sự hiện diện phong phú và đa dạng của các loài cá nước ngọt. Theo một số nghiên cứu trước đây, thành phần loài cá ở U Minh Thượng có đến 64 loài cá nước ngọt và nước lợ, U Minh Hạ có 37 loài cá. 

Vườn quốc gia U Minh được chia làm hai vùng chính là vùng lõi nằm ở vị trí trung tâm bao gồm các khu bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái và vùng đệm nằm ở xung quanh vùng lõi là nơi sinh sống của các hộ dân.  

Vùng lõi và vùng đệm thông thương với nhau bằng hệ thống kênh, rạch với nhiều cửa cống cấp, thoát nước được mở vào mùa mưa và đóng vào mùa khô.  

Hoạt động đóng và mở cống thoát nước ra vào giữa vùng đệm và vùng lõi vào đầu mùa mưa và mùa khô cũng ảnh hưởng đến thành phần loài cá giữa hai mùa ở trong và ngoài vườn quốc gia. Hơn nữa, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Điển hình là hiện tượng xâm nhập mặn và hạn hán kéo dài, kèm với việc tàn phá rừng và đánh bắt trái phép của người dân, ít nhiều đã và đang ảnh hưởng đến sự suy giảm thành phần loài cá ở các vườn quốc gia. 

Sau đây là các loài cá thường xuất hiện ở cả khu vực U Minh Thượng và U Minh Hạ:  

Cá lóc đen 

Cá lóc đen hay còn gọi là cá lóc đồng. Cá lóc sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, sông, thích nghi được cả với môi trường nước đục, tù, nước lợ, có thể chịu đựng được ở nhiệt độ trên 300C. Cá thích ở nơi có rong đuôi chó, cỏ, đám bèo, vì ở nơi đây cá dể ẩn mình rình mồi. Vào mùa hè cá thường hoạt động và bắt mồi ở tầng nước mặt. Mùa đông cá hoạt động ở tầng nước sâu hơn. 

Cá lóc đenCá lóc sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, sông,...

Loài cá lóc này ở rừng U Minh xuất hiện rất phổ biến, được xem là món đặc sản khi có khách du lịch đến vì các món được chế biến từ chúng rất đa dạng và hấp dẫn như: cá lóc nướng trui, canh chua cá lóc, cá lóc kho tộ,...  

Cá rô phi 

Cá rô phi là loài cá nước ngọt nhưng chúng có thể sinh sống được cả trong môi trường nước mặn và nước lợ. Chúng sống chủ yếu tại sông suối, kênh rạch, ao hồ. 

Cá rô phi Cá rô phi là loài cá nước ngọt nhưng chúng có thể sinh sống được cả trong môi trường nước mặn và nước lợ.

Cá rô phi cũng được mệnh danh là đặc sản miền Tây, nhất là cá phi khô. 

Cá rằm 

Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vào mùa nước giựt cũng là lúc sắp có gió bấc, cá lạnh, ê răng nên thích ăn mồi cắt lát hơn. Người câu dùng cá linh cắt đôi làm mồi hoặc ốc bươu, ốc lác lớn cắt lát, còn các mùa khác thì mồi chủ yếu là nhái hoặc mồi chạy (cá linh, cá ròng ròng, cá sặt, cá rằm). Giống cá này có nét đặc biệt là chúng ra sông sau cùng khi mùa nước trên đồng sắp cạn, cá rằm theo nước xuống các kinh rạch.

Cá lòng tong đuôi đỏ 

Là một loài cá vây tia trong họ cá chép Cyprinidae phân bố ở một số nước Đông Nam Á và đồng bằng sông Cửu Long. Thuộc nhóm cá lòng tong, sống và bơi theo đàn. Cá bơi nhanh nhẹn thành đàn, thích dòng chảy nhẹ. 

Cá lòng tong là đặc sản của miền sông nước phía Tây Nam bộ của nước ta. Dòng cá này không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng 

Cá lòng tong đuôi đỏCá bơi nhanh nhẹn thành đàn, thích dòng chảy nhẹ. 

Cá bống tượng 

Cá bống tượng có thân hình thoi tròn. Cá có hàm răng sắc nhọn của các loài cá ăn động vật 


Cá có hàm răng sắc nhọn của các loài cá ăn động vật.

Cá lìm kìm 

Cá lìm kìm là loài cá sở hữu cái tên gọi độc lạ bởi hình dạng hàm dưới dài hơn hàm trên của chúng giống như 1 chiếc kìm sắc nhọn. Chúng vẫn mang một chiếc kìm ở phần đầu mõm, với chiều dài khoảng 2 – 4 cm. Thân được bao phủ bởi lớp da mỏng với lớp vảy tròn mỏng và mềm. 

Cá lìm kìmCá lìm kìm là loài cá sở hữu cái tên gọi độc lạ bởi hình dạng hàm dưới dài hơn hàm trên của chúng giống như 1 chiếc kìm sắc nhọn. 

Cá thát lát 

Cá thát lát có thân dài, dẹt, có đuôi rất nhỏ, vảy nhỏ phủ toàn thân. Miệng tương đối to có mõm ngắn bằng, rạch miệng kéo dài đến trước ổ mắt. Vây hậu môn liền với vây đuôi. Loại cá thát lát thường thấy có màu xám ở lưng và màu trắng bạc ở bụng, phía dưới viền xương nắp mang màu vàng.

Cá thát lát Miệng tương đối to có mõm ngắn bằng, rạch miệng kéo dài đến trước ổ mắt.

Cá bãi trầu 

Hay còn gọi là cá thanh ngọc chấm dài khoảng 4 – 7 cm. Gai vây hậu môn. Có 24-28 tia mềm vây hậu môn phân nhánh, 13 hàng vảy nằm ngang, và từ 2 trở lên các sọc sẫm màu nằm dọc theo thân. Vây hậu môn với một ít tia vây mềm giống như sợi chỉ thuôn dài, mở rộng về phía sau gần như tới chỏm vây đuôi, có vết đen phía trên gốc ngực, cá có mõm nhọn và thân dẹt. 

Cá bãi trầuCá bãi trầu hay còn được gọi là cá thanh ngọc.

Cá sặc 

Đây là đặc sản nổi tiếng của vùng U Minh Thượng và các khu vực sông Cửu Long nhờ đặc trưng vị thịt ngọt và hơi dai, ăn rất ngon. 

Cá sặcCá sặc là đặc sản của miền Tây.

Cá rô biển 

Cá rô biển có thân cao, dẹp bên, cuốn đuôi rất ngắn, đầu lớn vừa, dẹp bên, mõm ngắn, không nhô ra, rộng ngang, rạch xiên, hàm trên kéo dài hơi quá viền trước mắt, trên hàm có răng nhỏ nhọn, mắt lớn, nằm ở nửa trên của đầu, cạnh dưới xương trước mắt có răng cưa nhọn, lỗ mang lớn, cạnh dưới và sau xương nắp mang trước có răng cưa nhỏ nhọn, xương nắp mang có 2 gai dẹt, màng mang 2 bên dính liền nhau, phủ vẩy dầy và liền với eo. 

Cá rô biểnCá rô biển có thân cao, dẹp bên, cuốn đuôi rất ngắn, đầu lớn vừa.

Trên đây là một trong các loài cá nước ngọt có mặt tại rừng U Minh. Thực tế, vẫn còn các loài cá khác nhưng chúng lại có theo mùa hoặc theo từng đợt nước khác nhau.

Đăng ngày 27/10/2023
Đặng Thư @dang-thu
Tổng hợp

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:11 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 10:19 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 11:03 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 11:00 20/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 15:24 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 15:24 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 15:24 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 15:24 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 15:24 27/11/2024
Some text some message..