Ứng dụng công nghệ RAS trong nuôi tôm thẻ
Buổi hội thảo có sự góp mặt của PGS. TS Lê Quốc Việt và GS. TS Trần Ngọc Hải đến từ trường đại học Cần Thơ. Ông Lê Quốc Việt phát biểu về việc nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài (RAS). Điều quan trọng nhất của mô hình này là vấn đề môi trường, với hơn 700.000 ngàn ha nuôi tôm trên cả nước thì phải đảm bảo làm sao cho mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh phải được thực hiện trọn vẹn và nghiêm túc, nếu không thì rất dễ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, RAS phù hợp với vùng nuôi tôm thâm canh – siêu thâm canh trên cả nước, kể cả vùng đô thị.
GS.TS Trần Ngọc Hải - Phó hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ. Ảnh: Tepbac
Ưu điểm của mô hình tuần hoàn CTU-RAS bao gồm: Môi trường nước ổn định; thân thiện với môi trường (tuần hoàn và tiết kiệm nước; ít xả thải; tiết kiệm diện tích); an toàn sinh học; dễ dàng chăm sóc và quản lý; không sử dụng kháng sinh; cho ăn bí đỏ, hạn chế sử dụng khoáng, FCR giảm, nâng cao chất lượng tôm; thích ứng với biến đổi khí hậu; dự đoán được kết quả; tôm thương phẩm màu sắc tự nhiên và chất lượng cao.
PGS.TS Lê Quốc Việt – hiện là giảng viên cao cấp taị trường Đại học Cần Thơ. Ảnh: Tepbac
Hiện nay, các hộ nuôi dần chuyển sang nuôi tôm thẻ thay vì tôm sú vì những lợi ích như: tốc độ lớn nhanh, nuôi được với mật độ cao, dễ dàng có được con giống tốt, thích hợp ứng dụng công nghệ cao,…Vậy nên việc đẩy mạnh công nghệ vào trong nuôi trồng ngày càng được quan tâm hơn, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Định hướng phát triển ngành tôm Việt Nam và ứng dụng công nghệ cao
Trong chương trình “Phát triển nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao 2022”, tỉnh Long An đã áp dụng các sản phẩm công nghệ vào 3 tỉnh là Cần Đước, Châu Thành và Tân Trụ. Kết quả mang lại vô cùng tích cực khi đạt năng suất rất cao, đặc biệt với mô hình Tân Trụ và Châu Thành đã thu lại được gần gấp đôi so với vốn bỏ ra ban đầu. Mô hình công nghệ cao này sẽ được triển khai nhân rộng trong thời gian sắp tới, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn về chi phí đầu tư và ảnh hưởng của thời tiết, vậy nên đề xuất giải quyết là sẽ bắt đầu thả giống trong các tháng đầu năm và đưa thêm các thiết bị công nghệ cao vào trong nuôi trồng, cũng như hỗ trợ nguồn vốn cho bà con để cải thiện đời sống và phát triển kinh tế hơn nữa.
Đến năm 2025, Việt Nam với nỗ lực phát triển ngành tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Hướng tới không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh ở tất cả phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất, lưu thông sản phẩm tôm.
Farmext – Giải pháp công nghệ số trong nuôi thâm canh
Rủi ro trong nuôi tôm bao gồm nhiều yếu tố khó kiểm soát, tốn nhiều nhân công, bị ảnh hưởng lớn bởi môi trường. Từ đó, giải pháp mang tên Farmext ra đời để giúp bà con kiểm soát chi phí và quản lý ao nuôi hiệu quả hơn. Kết hợp với Trung tâm khuyến nông Long An trong ba mô hình nuôi tôm công nghệ cao vừa qua, mặc dù thả giống trong mùa mưa nhiều, nhưng vẫn đạt được thành quả ngoài mong đợi với năng suất tăng hơn 50% so với nuôi tôm thông thường.
Là doanh nghiệp tiên phong đưa công nghệ số vào trong nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng). Farmext định vị thương hiệu qua những sản phẩm công nghệ hữu dụng nhưng dễ dàng quản lý và sử dụng. Các sản phẩm từ máy cho ăn tự động, máy đo môi trường, tủ điều khiển tự động, ứng dụng quản lý trại nuôi sẽ mang lại một mô hình trại nuôi thông minh phù hợp với định hướng phát triển ngành tôm Việt Nam trong thời gian tới.