DN thủy sản ĐBSCL nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh

Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có gần 200 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với tổng công suất khoảng 1 triệu tấn/năm, tập trung ở Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ và An Giang.

Chế biến cá tra xuất khẩu
Chế biến cá tra. Ảnh: tepbac.com

Trong quá trình hội nhập, những doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu luôn dẫn đầu, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp đã sớm hội nhập với thế giới, nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng năm và trở thành doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu của nước ta.

Từ năm 2005 đến nay, Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (tỉnh Cà Mau) nhận được hàng loạt đơn đặt hàng của khách hàng Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước EU về sản phẩm tôm sạch, truy xuất được nguồn gốc. Chỉ riêng 9 tháng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu tôm của Minh Phú đạt 227 triệu USD, dẫn đầu các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Để đảm bảo các đơn hàng xuất khẩu, Minh Phú đã hợp tác với 3 lâm ngư trường tại Cà Mau nuôi tôm sú quảng canh cải tiến trên 24.000 ha mặt nước và 3.000 ha nuôi tôm công nghiệp cùng hàng trăm héc ta nuôi tôm theo công nghệ sinh học. Đây là vùng nguyên liệu sạch của Công ty được thực hiện theo chu trình khép kín, tuyệt đối không dùng kháng sinh. Chất vi sinh được đưa vào vuông tôm xử lý những chất thải, thức ăn thừa của tôm. Hàng năm, Minh Phú sản xuất 40.000 tấn tôm sạch, trong đó có 7.000 tấn tôm nuôi theo công nghệ vi sinh. Minh Phú còn lập công ty sản xuất giống tại Ninh Thuận, năng lực sản xuất 5 tỷ con giống sạch bệnh mỗi năm, đáp ứng nhu cầu tôm giống của các đơn vị trực thuộc.

Ở trường hợp khác, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (tỉnh Đồng Tháp) là doanh nghiệp tiên phong tại đồng bằng sông Cửu Long đã áp dụng chương trình Green Farm trong sản xuất. Năm 2009, Công ty đạt được chứng nhận nuôi trồng theo chuẩn quốc tế Aquagap. Năm 2010 và 2011, Vĩnh Hoàn được chứng nhận đạt chuẩn GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), BAP (thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất). Năm 2012 Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp thủy sản đầu tiên ở Việt Nam nhận được chứng nhận nuôi trồng đạt tiêu chuẩn ASC (bảo vệ môi trường, bảo vệ xã hội, bảo đảm an sinh động vật và an toàn thực phẩm). Hiện nước thải từ các nhà máy chế biến của Vĩnh Hoàn đã đạt tiêu chuẩn ISO 14001. Sản phẩm cá tra của Vĩnh Hoàn cũng được xuất sang những thị trường khó tính như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Trong 9 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn đạt trên 135 triệu USD, đứng thứ nhì trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam.

Từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish) đã thực sự hội nhập với sản phẩm cá tra chế biến, đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Không chỉ vậy, Công ty còn được cấp chứng chỉ Halal để xuất khẩu sản phẩm phục vụ cộng đồng hồi giáo thế giới.

Ngoài ra, Công ty đã liên kết với các nhà sản xuất cá giống, thức ăn nuôi cá, thuốc thú y làm ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế; hướng dẫn cho người nuôi cá tra tại An Giang nuôi cá sạch đạt tiêu chuẩn SQF 1.000, SQF 2000 với năng suất bình quân mỗi hộ sản xuất từ 500 tấn/năm trở lên; đồng thời ký hợp đồng với người nuôi, mua sản phẩm theo giá bảo đảm cho người nuôi có lãi; hay bán cổ phần cho những người nuôi. Nhờ đó, mâu thuẫn giữa người nuôi và doanh nghiệp trong những thời điểm khan hàng, thừa hàng đều được giải quyết tốt theo nguyên tắc hai bên đều có lợi.

Sản phẩm của Agifish đã góp phần đưa thương hiệu cá tra Việt Nam nổi tiếng trên thị trường quốc tế. Năm 2008, 2010 và 2012, Agifish là doanh nghiệp duy nhất trong ngành thủy sản Việt Nam được tặng danh hiệu “Thương hiệu Quốc gia”. Chín tháng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Agifish đạt 94,5 triệu USD, đứng thứ ba trong các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Trong bối cảnh gia nhập kinh tế thế giới, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu còn lại trong vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ tại nước ngoài bằng nhiều biện pháp. Cụ thể, các doanh nghiệp tập trung sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, trước hết là tôm, cá tra. Đồng thời đổi mới công nghệ, tăng quy mô sản xuất để có thể đáp ứng đơn đặt hàng khối lượng lớn, giao hàng trọn gói. Mặt khác, các doanh nghiệp thiết lập hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp tiên tiến.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp phấn đấu thực hiện quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế khác như SA 8000 (quản trị trách nhiệm xã hội), OHSAS 18001 (tiêu chuẩn cho hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn); đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, minh bạch hóa về chất lượng sản phẩm, tuân thủ nghiêm quy định về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình nuôi, góp phần đưa thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng đồng bằng sông Cửu Long./.

Báo Hải Quan, 13/10/2013
Đăng ngày 14/10/2013
Thế Đạt
Doanh nghiệp

Bật mí những ưu điểm vượt trội khi xem giá thủy sản tại Farmext App

Hiểu được nỗi lo của người nuôi tôm về biến động giá cả hằng ngày, Farmext App cung cấp giải pháp cập nhật thông tin giá cả đa dạng, đầy đủ cho tất cả các loài thủy hải sản trên khắp các tỉnh thành.

Xem giá tại Farmext
• 08:00 10/04/2024

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

ASC cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi đầu tiên ở Châu Á

Chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi ASC uy tín đã được cấp lần đầu tiên ở Châu Á, trong đó Thai Union nhận được chứng nhận duy nhất cho nhà máy thức ăn chăn nuôi Mahachai của họ.

Tôm thẻ
• 10:30 24/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 07:43 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 07:43 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 07:43 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 07:43 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 07:43 19/04/2024