Đỡ đầu hộ nghèo

Sau bao năm khó khăn, giờ đây xã Tân Phú, huyện Thới Bình (Cà Mau) đã khoác lên mình “bộ áo mới”.

mô hình nuôi cá
Tham quan mô hình nuôi cá của người dân Tân Phú

Những căn nhà mái lá năm nào giờ đã được thay thế bởi những căn nhà mái tôn, cột bê tông nằm kề với những cánh đồng nuôi tôm kết hợp trồng lúa.

Ông Thạch Hồng Chiến, người đã có nhiều năm liền làm Bí thư Đảng ủy xã Tân Phú, nhận xét: “Nếu nhìn lại hơn 10 năm về trước, đời sống của người dân trong ấp gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng trên địa bàn chưa được đầu tư xây dựng thì nay đã khác”.

Nhờ thụ hưởng Chương trình 134, 135 của Chính phủ nên những năm qua, các công trình giao thông, thủy lợi, nhà ở, nước sinh hoạt, điện thắp sáng ở ấp Tapasa II được Nhà nước đầu tư xây dựng gần như hoàn thiện.

Kết thúc Chương trình 134, 135 giai đoạn 1, chính quyền xã Tân Phú đã xây cất được 65 căn nhà cho hộ đồng bào dân tộc Khmer và hàng chục căn nhà Đại đoàn kết hộ nghèo trong ấp, xóa cơ bản tình trạng nhà dột nát.

Đến nay, trên 80% các tuyến lộ nông thôn của ấp được bê tông hóa, giúp cho việc đi lại, giao thương hàng hóa thuận lợi. Hàng chục hộ nghèo trong ấp được cấp dụng cụ chứa nước hoặc hỗ trợ tiền khoan giếng nước.

Bà Thạch Thị Liên, hộ dân trong ấp, cho biết: “Gia đình tôi được chính quyền địa phương cất cho căn nhà theo Quyết định 134 của Chính phủ, rồi được mắc điện lưới để sử dụng. Gia đình tôi an cư lạc nghiệp, có điều kiện thuận lợi hơn để tập trung SX, phát triển kinh tế gia đình”.

Ông Nguyễn Hoàng Thắng, Trưởng ấp Tapasa II, cho biết: UBND xã Tân Phú có chủ trương điều chỉnh, sắp xếp lại cơ cấu SX. Nhờ vậy mà ấp Tapasa 1 có trên 1/3 diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang chuyên nuôi tôm hoặc trồng một vụ lúa trên đất nuôi tôm. Những nơi có điều kiện thuận lợi, chúng tôi còn khuyến khích hộ dân trồng xen canh các loại rau màu, kết hợp nuôi nuôi cá nhằm tạo thêm nguồn thu nhập để phát triển kinh tế gia đình. Cũng từ đây, đời sống của người dân trong ấp có sự chuyển biến mạnh mẽ.

Để giúp người dân thực hiện đạt hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu SX, ngoài việc phân công đảng viên, đoàn thể ở ấp đỡ đầu hộ nghèo, chính quyền xã Tân Phú còn kết hợp với ngành chuyên môn của huyện Thới Bình tăng cường tập huấn KHKT, giúp hộ nghèo trong ấp được vay vốn tín chấp từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội.

Ông Trà Măng ở ấp Tapasa I cho biết: “Gia đình tôi có 10 công đất trồng lúa kém hiệu quả. Từ khi chính quyền địa phương cho chuyển đổi sang trồng một vụ lúa trên đất nuôi tôm, kinh tế gia đình không ngừng phát triển. Gần 4 năm nay, 10 công đất nuôi tôm kết hợp trồng một vụ cho thu nhập từ 50-70 triệu đồng mỗi năm. Nhờ vậy, đến nay tôi có tiền cất được căn nhà trị giá trên 300 triệu đồng”.

Ngoài ra, hằng năm, chính quyền ấp Tapasa I và II còn vận động nhiều thanh niên, phụ nữ nhàn rỗi trong ấp ra xã học nghề miễn phí. Trong năm vừa qua, có trên 20 thanh niên, phụ nữ là con em hộ đồng bào dân tộc Khmer được xã hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn, rồi giới thiệu việc làm theo Quyết định 74 của Chính phủ. Nhờ vậy, đến nay phần lớn số lao động nhàn rỗi trong ấp đã tìm được việc làm ổn định ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, có tiền gửi về hằng tháng để phụ giúp gia đình.

Ngoài ra, trên 20 hộ đồng bào dân tộc Khmer trong ấp sắp tới sẽ được Nhà nước xem xét hỗ trợ đất SX, chuyển đổi ngành nghề theo Quyết định 74 của Chính phủ.

Ông Dương Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phú, phấn khởi cho biết, đến nay hai ấp Tapasa I và II chỉ còn khoảng 10% hộ nghèo, giảm trên 35% so với 10 năm trước đây. Hộ có điện thắp sáng, nước sinh hoạt chiếm gần 90%.

“Chúng tôi tiếp tục tăng cường mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi để giúp người dân trên địa bàn áp dụng vào SX đạt hiệu quả cao hơn”, ông Tuấn nói.

Báo Nông Nghiệp VN, 12/06/2014
Đăng ngày 13/06/2014
Nhật Linh
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 07:05 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 07:05 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 07:05 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 07:05 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 07:05 23/11/2024
Some text some message..