Độc đáo hội thi đi tìm Hoa hậu cá trắm

Hội thi cá trắm sông Son không chỉ tạo sân chơi cho các hộ nuôi cá trắm mà còn góp phần giới thiệu, quảng bá thương hiệu cá trắm đến với người dân, du khách.

Cá trắm cỏ
Hội thi cá trắm được tổ chức lần đầu vào năm 2016. Ảnh: BẢO THIÊN

Chiều 28-4, UBND huyện Bố Trạch (Quảng Bình) phối hợp với Trung tâm Du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng tổ chức Hội thi cá trắm để tìm ra hoa hậu cho loài cá này.

Tìm cá trắm có ‘body’ đẹp

Năm nay, Hội thi cá trắm có ba đội thi đến từ xã Liên Trạch, Hưng Trạch và thị trấn Phong Nha với các phần: thi bắt cá trắm nhanh; thi tìm cá trắm to, cá trắm đẹp cho giải “hoa hậu cá” và thi chế biến cá.

Trong phần thi bắt cá nhanh, ba xã, thị trấn sẽ thành lập sáu đội thi, mỗi đội gồm một nam, một nữ. Ban tổ chức sẽ đặt một lồng cá cố định bên phía bờ nam dòng sông Son, thả vào trong lồng 18 con cá trắm, nặng từ 3-5kg.

Mỗi đội sau đó sẽ chèo thuyền từ bến phà Xuân Sơn đến lồng cá bắt một con cá và đưa cá về điểm xuất phát. Sau 30 phút, đội nào bắt được nhiều cá trắm hơn thì đội đó giành chiến thắng.

Về phần thi tìm cá trắm to, cá trắm đẹp, các đội thi của ba xã, thị trấn sẽ mang đến cuộc thi những con cá trắm nặng từ 8-12kg, được nuôi dưỡng và chăm sóc kĩ lưỡng để tranh tài. Năm nay, ban tổ chức đã lựa chọn con cá trắm nặng hơn 10kg của đội thi Hưng Trạch để trao giải “hoa hậu cá”.

Ngoài ra, tại sân khấu chính của lễ hội, ba đội thi còn chuẩn bị sẵn ba món ăn được chế biến từ cá trắm để giới thiệu đến người dân, du khách thập phương.

Trong phần thi bắt cá nhanh, ba xã, thị trấn sẽ thành lập sáu đội thi, mỗi đội gồm một nam, một nữ. Ban tổ chức sẽ đặt một lồng cá cố định bên phía bờ nam dòng sông Son, thả vào trong lồng 18 con cá trắm, nặng từ 3-5kg.

Cá trắmMột trong những chú cá trắm tham gia giải "hoa hậu cá". Ảnh: BẢO THIÊN

Mỗi đội sau đó sẽ chèo thuyền từ bến phà Xuân Sơn đến lồng cá bắt một con cá và đưa cá về điểm xuất phát. Sau 30 phút, đội nào bắt được nhiều cá trắm hơn thì đội đó giành chiến thắng.

Về phần thi tìm cá trắm to, cá trắm đẹp, các đội thi của ba xã, thị trấn sẽ mang đến cuộc thi những con cá trắm nặng từ 8-12kg, được nuôi dưỡng và chăm sóc kĩ lưỡng để tranh tài. Năm nay, ban tổ chức đã lựa chọn con cá trắm nặng hơn 10kg của đội thi Hưng Trạch để trao giải “hoa hậu cá”.

Ngoài ra, tại sân khấu chính của lễ hội, ba đội thi còn chuẩn bị sẵn ba món ăn được chế biến từ cá trắm để giới thiệu đến người dân, du khách thập phương.

Nghề nuôi cá trắm trên sông Son ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có từ lâu đời. Từ quy mô nhỏ lẻ ban đầu, hiện nay nghề nuôi cá trắm trên sông Son đã phát triển mạnh với khoảng 500 hộ và gần 1.000 lồng cá. Hàng năm cung cấp cho thị trường, chủ yếu là khách du lịch hàng trăm tấn cá trắm thương phẩm.

Theo người dân, cá trắm sông Son rất có “tiếng tăm” bởi được vẫy vùng trong nguồn nước sạch, chảy giữa hai bờ núi đá vôi. Thức ăn của cá chủ yếu là các loại rong, tảo, phù du lấy từ sông Son nên thịt cá rất thơm ngon, trở thành “đặc sản” thương hiệu tại vùng Phong Nha - Kẻ Bàng.

“Cá trắm ở đây thường được nuôi lồng thả sông, mỗi lồng cá có diện tích khoảng 20m2, nuôi được 250-300 con cá nhỏ, khi cá lớn lên sẽ tách ra thành hai lồng. Cá trắm ở dòng sông Son quanh năm ăn rong rêu nên thịt cá luôn chắc, thơm ngon, ít mùi tanh. Khi thu hoạch, mỗi kg cá có giá trị dao động từ 100.000 đồng – 120.000 đồng”, ông Nguyễn Văn Mẹo (61 tuổi, một người nuôi cá ở thị trấn Phong Nha) cho biết.

Đăng ngày 29/04/2023
Bảo Thiên
Lạ

Những cách “giao tiếp” độc lạ của sinh vật biển

Khi nhắc đến giao tiếp trong thế giới động vật, chúng ta thường nghĩ ngay đến những tiếng kêu đặc trưng của các loài trên cạn. Tuy nhiên, không chỉ trên cạn mà ngay cả dưới lòng đại dương sâu thẳm, nhiều loài sinh vật biển cũng sở hữu những cách thức giao tiếp bằng âm thanh vô cùng độc đáo.

Sinh vật biển
• 09:49 11/03/2025

Loài cá có chiếc dạ dày siêu to khổng lồ

Cá biển đen (Chiasmodon niger) là một loài cá biển sâu thuộc họ Chiasmodontidae. Loài này được biết đến với khả năng nuốt những con cá lớn hơn chính nó. Loài này phân bố trên toàn thế giới ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở vùng biển giữa và biển sâu ở độ sâu 700–2.745m.

Chiasmodon niger
• 10:45 05/03/2025

Cách mà đại dương bắt trend “ăn gì chưa người đẹp”

Lần đầu tiên trong lịch sử, một chú sứa không chỉ biết bơi mà còn biết bắt trend! Hãy cùng khám phá sự xuất hiện của chú sứa mặt người với phần bình luận thú vị "Rong rêu gì chưa người đẹp?" - chắc chắn sẽ khiến bạn vừa phải bật cười lại vừa phải suy ngẫm.

Sứa AI
• 10:33 20/02/2025

Vì sao tép "đi lùi"? Bí mật về cách di chuyển của loài tép cảnh

Khi nhìn một chú tép tung tăng trong bể cá, hầu hết chúng ta đều thắc mắc: "Ủa? Sao nó lại đi lùi?". Thay vì thong thả trước sau như bao loài khác, tép lại cứ thích "chân bước đằng sau". Liệu đây có phải là một chiêu "chơi trội" của nhà tép hay có lý do khoa học rõ ràng? Hãy khám phá cùng nhà Tép trong bài viết dưới đây nhé!

Tép cảnh
• 10:19 13/02/2025

Cơ hội gỡ bỏ thẻ vàng IUU sắp tới của ngành thủy sản Việt Nam

Ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội quan trọng để gỡ bỏ thẻ vàng IUU (Illegal, Unreported and Unregulated Fishing – khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) do Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng từ năm 2017.

Tàu cá
• 01:54 18/03/2025

Một loài cá có khả năng dùng miệng “bắn hạ” con mồi

Những khả năng mà sinh vật biển sở hữu từ trước đến nay vẫn không ngớt làm nhân loại tò mò và trầm trồ. Điển hình là từ loài cá thòi lòi biết đi trên cạn, cá có tiếng kêu giống tiếng em bé (cá oa oa), loài sên biển tự tái tạo cơ thể,... đến một loài cá mang tên cung thủ với kỹ năng phun nước cách xa tới 2m.

Cá cung thủ
• 01:54 18/03/2025

Nguồn gốc và lịch sử của cá Ranchu

Cá Ranchu là một trong những dòng cá vàng được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ ngoài độc đáo và sự duyên dáng khi bơi lội. Được mệnh danh là "vua của cá vàng" tại Nhật Bản, Ranchu không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn mang đậm tính nghệ thuật trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc. Để hiểu rõ hơn về Ranchu, chúng ta cần đi sâu vào lịch sử và nguồn gốc của loài cá đặc biệt này.

Cá ranchu
• 01:54 18/03/2025

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá là mô hình sản xuất thủy sản ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Mô hình này tận dụng các loài thủy sản có khả năng hỗ trợ nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển, đồng thời giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế.

Dụng cụ đo
• 01:54 18/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 01:54 18/03/2025
Some text some message..