Độc đáo nghề làm đồ mỹ nghệ từ vỏ ốc

Vốn làm nghề thu mua vỏ ốc để bán lại cho những người làm nghề “đánh mực bằng vỏ ốc” hơn mấy chục năm và nhận thấy có những vỏ ốc nhìn rất đẹp và đặc biệt nên 8 năm trước, ông Trần Hùng Em (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) đã nảy sinh một ý định là sẽ làm ra những món đồ thủ công mỹ nghệ từ những vỏ ốc này.

Vỏ ốc mỹ nghệ
Ông Hùng Em đang tỉ mỉ, chăm chút làm ra những món đồ thủ công mỹ nghệ từ cỏ ốc

Nghĩ là làm, hơn 10 năm trước ông Hùng Em quyết định cho người con trai của mình là em Trần Văn Thành đến Bà Rịa – Vũng Tàu để học nghề chế tác đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ ốc. Hơn 2 năm học nghề, em Thành đã có “tay nghề”  thành thục và trở về thị xã La Gi bắt tay vào khởi nghiệp nghề làm đồ mỹ nghệ từ vỏ ốc (chủ yếu là vỏ ốc giác và ốc vôi). Với sự linh hoạt và nhạy bén nên chỉ cần vài ba lần quan sát thấy cậu con trai mình làm ra sản phẩm nào là ông Hùng Em đều có thể làm được sản phẩm đó một cách sắc sảo và đẹp mắt. Chính vì thế hiện nay trong gia đình, ông Hùng Em trở thành thợ chính và em Thành là thợ phụ cho ba của mình. Được biết mỗi tháng hai bố con ông Em làm ra hàng trăm sản phẩm thủ công mỹ nghệ với giá bán ra thị trường khoảng vài chục triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí bỏ ra thì lợi nhuận mỗi tháng cũng được từ 20 đến 25 triệu đồng.

Tuy nhiên để tạo ra được một sản phẩm ốc mỹ nghệ hoàn chỉnh, thực sự không phải là điều dễ dàng, vì phải trải qua rất nhiều công đoạn như: Làm sạch, đánh bóng, cắt, lắp ráp theo mẫu, phun keo thành phẩm. Mỗi khâu đều cần sự chăm chút tỉ mỉ, cẩn thận của nguời thợ.

Ông Trần Hùng Em chia sẻ: “Để làm ra một sản phẫm mỹ nghệ từ vỏ ốc quan trọng những là ý tưởng và sự sáng tạo thật độc đáo, mới lạ, có như vậy sản phẩm làm ra mới được khách hàng đón nhận, chính vì thế ông luôn trăn trở để sáng tạo ra những mẫu mả mới thu hút khách hàng”

Ốc mỹ nghệ hoàn toàn được gia đình ông Hùng Em làm chủ yếu bằng phương pháp thủ công và đòi hỏi phải hết sức công phu bởi công việc gắn kết ốc hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Những sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được phết một lớp sơn dầu trước khi đưa ra thị trường.  Những người thợ như ông Hùng Em thường làm theo cảm hứng chứ không theo một khuôn mẫu nào. Vì thế, theo thời gian, ốc mỹ nghệ của gia đình ông Hùng Em ngày càng phong phú về mẫu mã và luôn mới lạ đối với du khách. 

Để tạo niềm tin cho khách hàng và xây dựng thương hiệu, gia đình ông Hùng Em mạnh dạn đầu tư dây chuyền cắt sản phẩm bằng máy, giảm chi phí nhân công và đường nét sản phẩm sắc sảo hơn. Bằng đầu óc sáng tạo, bàn tay khéo léo, các sản phẩm do ông Hùng Em tự tay thiết kế mẫu mã, kiểu dáng mới để sản phẩm tạo sự chú ý cho khách hàng.

Những vỏ ốc thô sơ – tưởng như những “phế phẩm’ của biển  sẽ bị bỏ đi nhưng qua bàn tay khéo léo của bố con ông Hùng Em trở lên “có hồn”, với nhiều hình hài, màu sắc mang đậm chất biển. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã hoàn chỉnh mang hình dáng của: Thuyền buồm, cây dừa, đèn ngủ… đã trở thành những món quà có giá trị nghệ thuật cao, đồng thời tạo thêm một nghề đặc biệt cho người dân miền biển - nghề sản xuất ốc mỹ nghệ.


Một số món đồ thủ công mỹ nghệ được hoàn chỉnh qua đôi bàn tay khéo léo của bố con ông Hùng Em

Hiện nay, sản phẩm ốc mỹ nghệ bán khá chạy, đặc biệt là khách du lịch. Thêm một điều thuận lợi là gia đình ông Hùng Em có đăng kí một quầy bán hàng lưu niệm tại khu du lịch Cộng Đồng Cam Bình, nên sau khi làm xong các sản phẩm mỹ nghệ từ vỏ ốc, các sản phẩm này được đem ra quầy hàng lưu niệm thì được tiêu thụ khá nhanh bởi khách du lịch từ mọi miền đất nước đến tham quan, nghỉ dưỡng rất thích thú trước những sản phẩm này vì chất liệu lạ, đẹp mắt, kiểu dáng dáng đa dạng, đủ kích cỡ. Chính vì thế rất nhiều du khách đã mua chúng về để làm đồ lưu niệm hoặc biếu, tặng cho người thân, bạn bè.


Ông Hùng Em đang giới thiệu một vỏ ốc quý của gia đình – Vỏ ốc Thồ Và Bông.

Ngoài sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, ông Hùng Em còn sưu tập nhiều vỏ ốc đẹp để bán như: Vỏ ốc Thồ Và Bông, ốc Kim Khôi, ốc Gai. Theo như ông Hùng Em chia sẻ thì những vỏ ốc này có giá trị từ vài trăm đến vài triệu nhưng vẫn được khách hàng rất ưa chuộng.

Bình Thuận
Đăng ngày 14/01/2020
Rạng Đông
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 07:23 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 07:23 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 07:23 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 07:23 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 07:23 27/11/2024
Some text some message..