Độc đáo nuôi lươn trong can nhựa, thu nhập hàng trăm triệu đồng

Ông Thịnh, người nuôi hàng nghìn con lươn trong can nhựa ở Hậu Giang, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng có những chia sẻ bất ngờ về kỹ thuật nuôi lươn thành công.

nuôi lươn trong can nhựa
Cho lươn giống vào nuôi trong can nhựa.

Ông Bùi Tấn Thịnh (ngụ phường 4, TP. Vị Thanh, Hậu Giang) là người sáng tạo ra cách nuôi lươn trong can nhựa độc nhất vô nhị ở miền Tây.

Ông Thịnh vốn là thầy giáo dạy toán đã về hưu. Ông cho biết, có rất nhiều người học theo cách nuôi lươn trong can nhựa của ông, tuy nhiên do không hiểu hết kỹ thuật nên thất bại. “Không phải ai cũng nuôi lươn trong can nhựa thành công, phải biết cách và làm đúng kỹ thuật lươn mới nhanh lớn”, ông nói.


Ông Thịnh - "cha đẻ" của mô hình nuôi lươn trong can nhựa.

Ông kể, trước đây ông nuôi lươn trong bể xi măng nhưng lươn chậm lớn và chết nhiều.

Thất bại, nhưng ông không nản chí. Năm 2013, ông nghĩ ra cách nuôi lươn trong can nhựa dưới môi trường nước tự nhiên.


1 can nhựa nuôi được khoảng 1kg lươn giống, khi xuất bán có thể đạt từ 15-16kg lươn thành phẩm. Trung bình 1 can lươn cho lợi nhuận gần 2 triệu đồng.

“Tôi mua can nhựa loại 30 lít về rửa sạch rồi khoan nhiều lỗ xung quanh với kích cỡ khoảng 10mm. Các lỗ này có tác dụng cung cấp ô xy để lươn sống đồng thời thải loại thức ăn dư thừa, chất dơ trong can. Sau đó, xỏ các thanh tre có chiều dài khoảng 4-5cm để lươn quấn vào sinh trưởng", ông kể.

“Mỗi lỗ khoan trên can nhựa cách nhau từ 5-6cm. Nhưng quan trọng nhất là cách xỏ cây tre. Xỏ cây tre đúng cách là ở phía miệng can, cách mỗi lỗ khoan mình xỏ 1 cây, phía bên còn lại phải xỏ cây tre ở 3 lỗ khoan gần kề nhau.


Can nhựa được ông Thịnh khoan lỗ, rồi xỏ cây tre ngang.

Nhiều người học theo cách nuôi lươn trong can nhựa, nhưng thất bại là ở chỗ này”, ông Thịnh tiết lộ.

Sau khi bỏ lươn giống vào các can nhựa, ông Thịnh đem thả xuống ao, treo cố định vào một khung tre hình chữ nhật, khung tre cách mặt nước khoảng 40-50cm. Các can nuôi lươn cách mặt nước từ 20-30cm.


Ông Thịnh đặt các thùng lươn dưới ao và treo cố định vào một khung tre hình chữ nhật, khung tre cách mặt nước khoảng 40-50cm

Đặc biệt, ông Thịnh thiết kế một túi vải xung quanh có khoét nhiều lỗ rồi để thức ăn vào đó. Túi này được xỏ dây cố định ở nắp can, khi đói lươn sẽ tự rỉa thức ăn trong túi, tiết kiệm được lượng thức ăn bị trôi ra bên ngoài.

“Túi vải có 3 tác dụng: Thứ nhất, tiết kiệm được lượng thức ăn bị trôi ra bên ngoài; Thứ hai, có thể vệ sinh, mỗi ngày mình có thể thay túi vải, đem túi cũ đi nhặt; Thứ ba, có thể theo dõi lươn mạnh hay yếu.

Con lươn mạnh sẽ ăn hết thức ăn trong túi; còn lươn yếu thì còn thức ăn thừa, khi đó mình có thể dùng thuốc cho lươn. Thức ăn của lươn là giun đất, ốc bươu vàng,... Cho lươn ăn vào 3h chiều mỗi ngày”, ông Thịnh nói.


Ông Thịnh thiết kế một túi vải được cố định ở nắp can, xung quanh có khoét nhiều lỗ để cho thức ăn vào đó. Khi đói, lươn sẽ tự động rỉa thức ăn trong túi, tiết kiệm được lượng thức ăn bị trôi ra bên ngoài

Trung bình một can nhựa, ông Thịnh nuôi được khoảng 1kg lươn giống và sau khoảng 8 tháng nuôi có thể thu hoạch.

Khi xuất bán, một can nhựa có thể đạt từ 15-16kg lươn thành phẩm, giá bán 220.000-260.000 đồng/kg, trừ chi phí lời khoảng 1,9 triệu đồng. "Với hơn 80 can lươn, trừ chi phí mỗi năm tôi có thể thu về vài trăm triệu đồng”, ông Thịnh nói.

Ông Thịnh chia sẻ thêm: “Với cách nuôi này, người nuôi không cần phải thay nước cho lươn nên đỡ tốn công chăm sóc, đỡ tốn thức ăn và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, lươn phát triển tự nhiên, có màu vàng và bóng, tỷ lệ hao hụt ít. Khi con lươn đạt trọng lượng từ 300-400gr là có thể thu hoạch được”.


Việc đặt các can lươn dưới ao thế này, người nuôi không cần thay nước 

Theo ông, ngoài các kỹ thuật nuôi trên, một yếu tố không kém phần quan trọng để thành công mô hình này là cách thuần lươn trước khi đưa vào can nuôi.

Ông nói, lươn giống sau khi mua về sẽ được thuần bằng những cây thuốc nam do ông tự nghiên cứu.


Lươn giống phải là lươn được mua từ người đặt dớn bắt.

“Quan trọng nhất là bà con tránh chọn mua lươn của những người đặt trúm, vì lươn này đã ăn thuốc nên mua về tỉ lệ hao hụt rất nhiều. Mọi người nên chọn mua lươn giống của những người đặt dớn", ông khuyên.

Với mô hình nuôi lươn đồng trong can nhựa độc nhất vô nhị, ông Thịnh đạt giải nhất trong cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang năm 2016 và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.

VietNamNet
Đăng ngày 03/09/2020
Thiện Chí
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 18:14 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:14 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 18:14 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 18:14 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 18:14 20/12/2024
Some text some message..