Dự án nuôi cá chình thương phẩm - hướng đi mới cho nghề nuôi cá chình

Cá chình là một trong những đối tượng nuôi được đánh giá là mang lại lợi ích kinh tế khá cao, hiện đang được các nước đầu tư nuôi theo hướng công nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các chuyên gia trong ngành thủy sản cho rằng: Việt Nam hoàn toàn có đủ các điều kiện để nhân nuôi cá chính thương phẩm, đồng thời có thể chuyển giao công nghệ nuôi đến nông dân, các doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh nghề nuôi cá chình ngày càng phát triển. Chính từ đó, năm 2012, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Tư vấn, Sản xuất và Dịch vụ Khoa học Công nghệ thủy sản, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, Nha Trang đã bắt tay thực hiện Dự án: “Hoàn thiện công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá chình hoa theo hình thức công nghiệp”. Đây là Dự án nghiên cứu về nhân nuôi cá chình đầu tiên ở trong nước, mở ra nhiều hướng đi cho nghề nuôi trồng thủy sản hiện nay.

cá chình thương phẩm
Ảnh: Hà Khánh

Cơ sở ươm giống và nuôi cá chình thương phẩm được nhóm nghiên cứu đặt tại xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, vì khu vực này có nhiều thuận lợi về nguồn nước, khí hậu để nuôi thử nghiệm cá chình. Hôm nay, Thạc sĩ Hoàng Văn Duật – Chủ nhiệm Dự án cùng với các cộng sự đang đưa những con cá chình vừa hoàn thiện quá trình ươm giống để nuôi thương phẩm.

Dự án phải hoàn thành 4 nội dung quan trọng đó là: Thiết kế, hoàn thiện trang thiết bị, nhà xưởng cho ươm giống và nuôi thương phẩm cá chình theo phương thức công nghiệp; thử nghiệm ương cá chình giống; thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chình; xây dựng quy trình công nghệ, triển khai một số mô hình ra cộng đồng, để đánh giá. Theo dự kiến đến năm 2015 mới kết thúc, thế nhưng đến nay, dự án đã hoàn thiện được 2/3 chặng đường, đã có hơn 1 triệu con giống được ươm nuôi thành công. Bên cạnh đó, cá chình thương phẩm cũng được xuất ra thị trường khá nhiều và bắt đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây được xem là một thành công lớn của Dự án cũng như nhóm nghiên cứu.

cá chình giống

Thạc sĩ Hoàng Văn Duật – Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Sản xuất và Dịch vụ Khoa học công nghệ thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, Nha Trang cho biết: “Cá chình là đối tượng nuôi lớn, tiềm năng giá trị kinh tế cao, trong khi các công trình nghiên cứu chưa đáp ứng. Ở các nước trên thế giới phát triển được trong khi điều kiện môi trường của họ hoàn toàn không ưu đãi như Việt Nam, đây là lý do chúng tôi chọn cá chính là đối tượng nghiên cứu”.

Dự án sản xuất thử nghiệm ương cá chình giống và nuôi thương phẩm cá chình dựa trên công nghệ nuôi tiên tiến của thế giới là nuôi mật độ cao trong hệ thống nước tuần hoàn khép kín, sử dụng ôxy nguyên chất và thức ăn công nghiệp chuyên dụng cho cá chình, đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường. Với công nghệ nuôi khép kín như hiện nay sẽ đảm bảo hoạt dộng nuôi mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và tránh được nhiều dịch bệnh.

Bên cạnh việc hoàn thành các nội dung chính của Dự án, nhóm nghiên cứu phải thực hiện hàng loạt các công nghệ liên quan như: công nghệ sản xuất thức ăn, công nghệ lọc nước… đây được xem là những giải pháp kỹ thuật quan trọng trong hoạt động nuôi cá chình.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Nam – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3, Nha Trang cho biết: “Dự án này đã đạt được mục tiêu Nhà nước đặt ra đó là nâng cao được tỷ lệ sống cũng như năng suất thương phẩm, các cán bộ khoa học đã hết sức sáng tạo, vận dụng nhiều công nghệ vào mô hình, như công nghệ lọc nước sinh học, oxi lỏng phổ biến các nước, nhưng ở Việt Nam ít được áp dụng”.

nghiên cứu cá chình

Cá chình là đối tượng nuôi rất mới, đòi hỏi nhóm nghiên cứu phải thực hiện nhiều giải pháp kỹ thuật phức tạp. Do vậy, quá trình nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn như: Dịch bệnh trên cá chình khá phức tạp; việc thu gom con giống từ tự nhiên mất nhiều thời gian, công sức; nguồn thức ăn phải nhập khẩu; máy móc thiết bị chưa đồng bộ; thị trường tiêu thụ chưa quen với con giống mới, đặc biệt, việc đầu tư đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Do vậy, nhóm nghiên cứu phải kết hợp với doanh nghiệp để thực hiện đầu tư, nghiên cứu đạt hiệu quả cao nhất.

Bà Trần Thị Tuyết – Giám đốc Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân, Nha Trang cho biết: “Tôi nhận thấy đây là dự án mới, mà định hướng công ty là phát triển cá chình theo hướng công nghiệp. Qua thời gian tham quan một số nước thấy dự án có tính khả thi phù hợp với mục tiêu đề ra. Thêm nữa nữa, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III có đề tài ứng dụng cao nên chúng tôi quyết định tham gia dự án”.

Theo đánh giá của các chuyên gia, khí hậu, điều kiện nuôi ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Trung Bộ, Nam Bộ và miền Tây hoàn toàn có đủ khả năng để nuôi cá chình thương phẩm. Chính vì vậy, dự án ươm giống và nuôi cá chình thương phẩm thành công sẽ mang lại nhiều hy vọng cho nghề nuôi cá chình trong nước; mở ra khả năng cung cấp một lượng cá giống lớn có chất lượng cho thị trường, giúp nghề nuôi cá chình dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn cá giống lớn khai thác tự nhiên như hiện nay. Các doanh nghiệp và người dân có điều kiện hoàn toàn đủ khả năng để tiếp cận, thực hiện nuôi theo hướng công nghiệp. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện quy trình nuôi cá chình để chuyển giao rộng rãi trong cả nước./.

Đài PT-TH Khánh Hòa, 03/03/2014
Đăng ngày 04/03/2014
Minh Tuệ
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 10:25 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 10:25 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 10:25 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:25 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:25 26/11/2024
Some text some message..