Hội nghị có sự tham gia của các đối tượng từ khu vực công, khu vực tư nhân, giới nghiên cứu khoa học, đại diện của Hội đồng Cua ghẹ thuộc Hiệp hội Chế biến Ghẹ xanh Indonesia (APRI), Hiệp hội Các nhà chế biến cua Philippines (PACPI), các tổ chức phi chính phủ vì môi trường như Đối tác Nghề cá Bền vững (SFP) và Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF).
FIP được Hội đồng Cua ghẹ của NFI đề xuất và sẽ hoạt động trong khuôn khổ dự án “Tăng tối đa Thu nhập từ nông nghiệp thông qua Kiến thức, Phát triển DN và Thương mại” (MARKET) do USAID cấp vốn.
Việc hợp tác nhằm tiêu chuẩn hóa Nghị định thư FIP tại ASEAN là một dấu mốc mang tính bước ngoặt đối với sự phát triển bền vững của loài cua ghẹ.
Cho đến nay, các nước chính XK cua tại Châu Á vẫn đang hành động riêng lẻ trong việc duy trì khai thác nghề cá. Do đó, tiêu chuẩn FIP ASEAN sẽ giúp hợp nhất các nỗ lực phát triển loài ghẹ xanh và đánh giá tính bền vững của loài cua ở cấp độ nhiều quốc gia.