Đừng để ngư dân “cô đơn”

18/37 chiếc tàu vỏ thép ở Bình Định phải nằm bờ sau một vài chuyến đi biển, trong đó đã có 1 chiếc phải nằm lại trong lòng biển khơi. Tại sao?

Đừng để ngư dân “cô đơn”
Hầm bảo quản thủy sản bên trong tàu thép của ngư dân Bình Định bị gỉ sắt nghiêm trọng. Ảnh M.Hoàng (theo báomới.com)

Nước biển nào không mặn?

Kiểm tra những chiếc tàu vỏ thép trị giá gần 20 tỉ này, các chuyên gia nhận định, tình trạng hư hỏng của chúng rất trầm trọng: vỏ thân tàu, bồn chứa nước ngọt gỉ sét, xuống cấp; hầm bảo quản thủy sản không có hệ thống thoát nước; máy hư hỏng nặng, một số máy thủy chính số sơ-ri máy hoặc hãng sản xuất không khớp với hồ sơ thiết kế. Riêng về phần vỏ thân tàu, nguyên liệu thép thay vì nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản (như hợp đồng ban đầu với ngư dân), doanh nghiệp đóng tàu đã tự ý thay đổi, nhập từ Trung Quốc.

Kết quả kiểm định trên là “cái tát” cho lời biện hộ vụng về, thiếu trách nhiệm từ người đại diện Công ty Đại Nguyên Dương: Vỏ tàu bị gỉ là do nước biển quá mặn.  còn máy móc hư hỏng là do “ngư dân không biết bảo quản, vận hành”!

Và đây là câu đáp lại của một ngư dân ngay sau khi phát ngôn trên đăng tải trên báo chí: “Nước biển nào không mặn, các ông nói tôi không tin”, “nếu nói ngư dân không biết bảo quản thì tại sao nhiều doanh nghiệp khác đóng tàu không bị gỉ sét, máy móc đều tốt mà giá thành lại rẻ hơn”.

 khai thác thủy sản

20 tỷ của người dân chỉ còn là đống sắt hoen rỉ. 

Phó chủ nhiệm UB KHCN-MT Trương Minh Hoàng thẳng thắn chỉ ra rằng:“Một phương tiện kiếm sống của người dân đến 20 tỷ đồng một con số không hề nhỏ có khi là tài sản của cả dòng tộc, tập thể xóm, ấp cả đời mới gom góp được. Nhưng vì lý do hám lợi, hám tiền của ai đó mà các doanh nghiệp, các đơn vị, nhà cung cấp làm gian dối. Tôi cho rằng việc này không thể đổ thừa cho bất cứ lý do gì”.

Tàu chết máy giữa biển khơi, không được sửa?

Máy móc thường xuyên hư hỏng, ngư dân rất khổ, vừa nhọc sức, bực mình, vừa tốn chi phí thuê mướn để kéo tàu vào bờ tốn kém cả trăm triệu đồng.

Thế nhưng, thay vì xin lỗi và sốt sắng bảo hành cho ngư dân thì người đại diện đơn vị cung cấp máy tàu trả lời lạnh lùng: “Những sự cố này ngư dân tự ý sửa chữa mà không báo với nhà cung cấp là sai quy định”.

Hãy lắng nghe trả lời chân thật của ngư dân: “Giữa biển, máy hỏng, không khắc phục thì tàu sẽ bị sóng đánh chìm, chết cả. Họ nói không thể chấp nhận được!”.

Không cần lí lẽ nhiều, câu trả lời của một ngư dân cả đời kéo lưới vẫn có giá trị, thuyết phục hơn nhiều so với những lời lẽ nguyên tắc mà vô tâm, vô tình, thoái thác trách nhiệm của nhà cung cấp.

Sao cứ đổ lỗi cho ngư dân thiếu chuyên nghiệp trong giám sát đóng tàu, vận hành tàu?

Vẫn có ý kiến từ người chịu trách nhiệm rằng ngư dân chỉ quen tàu gỗ, xa lạ với tàu vỏ thép, vận hành thiếu chuyên nghiệp, khả năng hạn chế.

Xin thưa, ngư dân là người yếu thế, đừng đùn đẩy trách nhiệm của mình về phía ngư dân. Nếu nói là lỗi do ngư dân không đủ năng lực giám sát đối tác thi công đóng tàu cho mình, thì xin hỏi ai chịu trách nhiệm kiểm định, đăng kiểm tàu trước khi bàn giao cho ngư dân? Nếu nói ngư dân vận hành tàu chưa thành thạo, thì xin hỏi ai là người chịu trách nhiệm tập huấn, chuyển giao kỹ thuật vận hành tàu cho bà con ngư dân?

Những ngày qua nhiều báo chí đã phản ánh, doanh nghiệp đóng tàu không thực hiện đúng hợp đồng khi lắp máy một hãng, nhưng hộp số của hãng khác dẫn đến thiếu đồng bộ trong vận hành làm máy gặp sự cố liên tục; hộp số chỉ có 3 cấp trong khi hợp đồng là 5 cấp, không đủ công suất để chạy tàu thép có tải trọng lớn. Vậy đây có phải là lỗi của ngư dân “vận hành chưa thông thạo” không?

Đừng để ngư dân “cô đơn”

Nghị định 67 là chủ trương lớn của Chính phủ về chính sách khai thác và phát triển thủy sản, trong đó có đóng mới, nâng cấp hiện đại hóa tàu cá nhằm giúp ngư dân vững tâm vươn khơi, bám biển. Thế nhưng sự cố 18 tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định nói trên thật đáng tiếc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến một chủ trương lớn của Nhà nước, làm giảm lòng tin của nhân dân.

Những con tàu trị giá gần 20 tỷ, theo lý thuyết là được đóng mới 100%, bảo đảm hoạt động từ 15-20 năm, bây giờ thì đã nằm bờ sau một vài chuyến đánh bắt, ngư dân bị đình trệ công việc, không có thu nhập, trong khi đó tiền nợ ngân hàng của họ tăng lên, dù tiền lãi đã được nhà nước cấp bù (6%/ năm).

Ngư dân là người làm chủ ngư trường, là những “cột mốc sống” trên biển, khẳng định chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Đừng để ngư dân “cô đơn.

Hy vọng rằng, các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để làm rõ “sự cố” đáng tiếc nêu trên. Nếu cá nhân, đơn vị nào vi phạm thì phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và nhân dân. Địa phương cần phải có giải pháp kịp thời và hiệu quả cho chủ tàu và ngư dân, giúp họ ổn định đời sống và sản xuất để họ yên tâm tiếp tục bám biển.

Mặt khác, cần quy định rõ về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi để xảy ra sai sót, thiệt hại cho ngư dân. Có người cho rằng, đây là “khoảng hở” của Nghị định 67, cần được bổ sung, hoàn thiện.

 

Giaoducthoidai
Đăng ngày 21/06/2017
Lê Xuân Chiến
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 06:14 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 06:14 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 06:14 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 06:14 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 06:14 19/04/2024