EU đóng cửa biên giới: Trái cây, thủy sản gặp khó

Liên minh châu Âu (EU) đóng cửa biên giới, cắt giảm chuyến bay khiến nhiều doanh nghiệp lo sụt giảm xuất khẩu.

Chế biến thủy sản
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU trong 2 tháng đầu năm đã sụt giảm mạnh, chỉ đạt 106 triệu USD. Ảnh: Đức Thanh

Trái cây, hàng chuyển phát nhanh sụt giảm

Những ngành hàng xuất khẩu có tần suất lớn đi bằng đường hàng không như trái cây, hàng hóa cần vận chuyển nhanh sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng khi EU đóng cửa biên giới do lo ngại dịch Covid-19 lây lan nhanh.

Công ty Vina T&T Group chuyên xuất khẩu trái cây tươi sang EU, Mỹ, Australia, Canada. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp này đạt 36 triệu USD, nhưng tình hình năm nay khó duy trì được mốc của năm trước.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T cho biết, về cơ bản, việc đóng cửa biên giới của khối EU không ảnh hưởng đến giao thương hàng hóa. Song, với đặc thù của trái cây tươi, hàng tuần, doanh nghiệp có nhiều chuyến hàng xuất khẩu bằng đường hàng không, đi cùng với các chuyến bay chở khách. Trong khi các chuyến bay đến châu Âu bị cắt giảm nhiều, nên lượng hàng đi bằng máy bay không thể duy trì được tần suất như trước.

Không chỉ EU, mà Mỹ, Australia cũng cắt giảm các chuyến bay thương mại, đây chính là những thị trường xuất khẩu chủ lực của Vina T&T.

Với những chuyến hàng xuất khẩu bằng đường biển, rất may là Vina T&T vẫn duy trì tốt nhờ sở hữu công nghệ bảo quản, nhưng doanh nghiệp này tính toán, xuất khẩu sẽ bị sụt giảm khoảng 20% so với cùng kỳ.

Thủy sản cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn vào EU. Tại thời điểm này, nhiều doanh nghiệp cho biết, kim ngạch có kém đi (2 tháng đầu năm, kim ngạch thủy sản xuất sang EU chỉ đạt 106 triệu USD, giảm 35,6%), song vì đi bằng đường biển nên đỡ hơn so với đi bằng đường hàng không. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Phạm Thanh Tùng, Trưởng phòng Truyền thông quan hệ đối tác (Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn) cho hay, các lô hàng xuất khẩu cá tra, cá basa của Vĩnh Hoàn vẫn đang được xuất khẩu sang EU và Mỹ bằng đường biển.

Theo thống kê của Bộ Công thương, 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đã sụt giảm 4,56%, chỉ đạt 5,15 tỷ USD.

Theo dõi sát diễn biến thị trường

Nhận định về biện pháp đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch Covid-19 của EU, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) cho rằng, việc nhiều nước châu Âu đóng cửa biên giới chưa ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa.

“Quan điểm của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) là không để biện pháp đóng cửa biên giới ảnh hưởng tới thị trường chung. Đây là yêu cầu then chốt trước bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp”, đại diện Bộ Công thương cho hay.

Các nước xuất khẩu chính của Việt Nam tại thị trường EU gồm có Hà Lan, Đức, Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ và Ba Lan đều đã có giải pháp mạnh mẽ về kiểm soát, đóng cửa biên giới. Do đó, theo ông Linh, tác động lớn nhất có thể là nhu cầu giảm, người dân châu Âu hạn chế mua sắm thủy sản, giày dép, quần áo, đồ gỗ, điện thoại… là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Từ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng chủ lực sang EU sẽ gặp khó bởi các nhà nhập khẩu có thể giảm lượng đặt hàng, thậm chí ép giảm giá gia công hàng hóa.

Với các doanh nghiệp, họ đều đang theo dõi rất kỹ tình hình thị trường EU để có giải pháp ứng phó kịp thời.

“Chúng tôi đang tiếp tục cập nhật số liệu và nắm bắt các tín hiệu giao thương với thị trường EU khi khối này thực thi quy định về đóng cửa biên giới, để có biện pháp xử lý hữu hiệu”, ông Nguyễn Đình Tùng nói.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đại diện các doanh nghiệp mong muốn, trước mắt Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan cần tập trung nắm bắt, phân tích, dự báo chính xác về nhu cầu và tình hình thị trường trong và ngoài nước để cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp tìm đối tác tại các thị trường mới.

Báo Đầu Tư
Đăng ngày 23/03/2020
Thế Hoàng
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong thủy sản: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Trước những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và yêu cầu cao từ thị trường tiêu dùng, ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi mô hình sản xuất. Trong đó, kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp then chốt giúp ngành phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu phát thải.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:26 05/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 20:55 14/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 20:55 14/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 20:55 14/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 20:55 14/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 20:55 14/06/2025
Some text some message..