Giá cá tra giống tiếp tục giảm, người ương cá gặp khó

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An “tự phát” chuyển đổi đất trồng lúa sang đào ao ương cá tra giống. Tuy nhiên, việc phát triển không theo quy hoạch đã dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường làm ảnh hưởng thu nhập của nông dân và sự phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại địa phương.

Thạnh Hóa: Giá cá tra giống liên tục giảm, người ương cá gặp khó
Nhiều nông dân "tự phát" chuyển đổi đất lúa sang nuôi cá bị thua lỗ nặng

Chỉ trong hai năm trở lại đây, nhiều nông dân xã Thạnh An, huyện Thạnh hóa đã chuyển gần 50ha đất trồng lúa hai và ba vụ thành mặt nước để ương cá tra giống.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh An - Mai Văn Thảo, nghề ương cá tra bột lên cá giống trên địa bàn xã xuất phát từ những người dân từ Đồng Tháp, An Giang đến các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh,… thuê đất đào ao, ương cá giống thu được lãi cao. Thấy lợi, nhiều nông dân nơi đây đã bỏ lúa chuyển sang đào ao ương cá tra bột lên cá giống. Lúc khởi điểm, môi trường nước tốt, ít xảy ra dịch bệnh, chi phí vật tư thủy sản thấp, nhiều hộ dân được thu lãi cao nhiều lần so với trồng lúa. Tình trạng phát triển “nóng” không theo quy hoạch dẫn đến dịch bệnh trên cá diễn ra nhanh, phức tạp, khó kiểm soát, nông dân tốn nhiều chi phí sản xuất,… dẫn đến thua lỗ nặng”.

Anh Nguyễn Văn Thanh, ngụ ấp 3, xã Thạnh An cho biết: “Cách đây 2 năm, thấy nhiều người quen ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng đào ao ương cá tra giống có lời cao nên tôi cũng thuê đào 1 ha đất lúa để ương cá giống. Những vụ đầu thả nuôi hiệu quả đạt khá cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, dịch bệnh trên cá tra bột xảy ra nhiều, giá thì liên tục giảm, hiện chỉ còn khoảng 17.000 đồng/kg, với giá này nông dân phải chịu lỗ khoảng 60 - 70 triệu/ha mặt ao”.

Ông Nguyễn Văn Tánh (ấp 3, xã Thạnh An) chia sẻ: “Khoảng 1 tuần trở lại đây, cá bị bệnh chết hàng loạt, tôi mua thuốc thuốc xử lý ao, trị bệnh cho cá, kết quả, tốn nhiều tiền, cá thì vẫn bệnh chết, gia đình tôi mất trắng hơn 120 triệu đồng”.

Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương nội đồng trên địa bàn xã không cung cấp được nguồn nước phục vụ cho việc ương cá tra bột, nhiều ao cá giống bị nhiễm bệnh, người nuôi xả nước trực tiếp ra các tuyến kênh dẫn đến dịch bệnh lây lan trên diện rộng, khó kiểm soát và xử lý.

Mặt khác, đầu vào nguồn cá bột để ương lên cá giống được thương lái từ các tỉnh chở đến, chất lượng và số lượng cá không thể kiểm soát được, nhiều hộ dân mua giống cá trôi nổi trên thị trường về ương lên cá giống thì xuất hiện tình trạng cá không kỳ chiếm tỷ lệ cao, thương lái ép giá. Nhiều ao cá không kỳ thương lái không mua, người dân phải xả bỏ dẫn đến thua lỗ nặng.

cá tra, giá cá tra, nuôi cá tra, giá cá tra giống, xuất khẩu cá tra

Người dân nên lựa chọn con giống ở những cơ sở uy tín, chất lượng để hạn chế rủi ro

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Hóa - Nguyễn Kinh Kha thông tin, hầu hết các hộ ương cá tra bột đều theo hình thức tự phát, tự ý chuyển đổi từ đất lúa sang mặt nước nuôi cá, vì vậy mà công tác phối hợp, quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp ao cá xảy ra dịch bệnh nhưng người dân không trình báo, tự ý xử lý dẫn đến nhiều thiệt hại.

“Trước thực trạng như hiện nay, người dân ương cá tra bột trên địa bàn huyện cần quan tâm đến vấn đề xử lý ao nuôi và đầu tư xây dựng ao lắng trước khi đưa vào ao nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh. Đồng thời, cần chọn mua con giống ở những cơ sở có uy tín, chất lượng và chọn thời điểm thích hợp để thả nuôi hai vụ trong một năm. Ngoài ra, các hộ dân ương cá tra bột nên chủ động phối hợp với chính quyền và các ngành chức năng để xúc tiến tìm đầu ra cho sản phẩm, cũng như kịp thời xử lý những sự cố xảy ra nhằm hạn chế thua lỗ” - ông Kha khuyến cáo.

Báo Long An
Đăng ngày 26/09/2019
Bùi Tùng - Nguyễn Dung
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 13:53 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 13:53 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 13:53 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 13:53 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 13:53 27/11/2024
Some text some message..