Giá cá tra nguyên liệu và xuất khẩu giảm

Giá cá tra xuất khẩu sang Mỹ đang giảm dần, nhiều người nuôi có thể phải “treo ao”.

gia ca tra xuogn thap
Bianfishco vừa ký hợp đồng xuất 220 container cá tra vào Mỹ. Ảnh: Sáu Nghệ.

Để đạt mục tiêu xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD cá tra trong năm 2012, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), những tháng cuối năm kỳ vọng vào thị trường Mỹ.

Theo thống kê của VASEP, 8 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1,15 tỷ USD, giảm so với cùng kỳ năm trước. Thị trường EU giảm 20,1%, bù lại thị trường Mỹ tăng gần 30% để chiếm 22% tổng giá trị xuất khẩu.

Nhờ xuất khẩu vào thị trường Mỹ được ưu đãi thuế suất bằng không, đến cuối tháng 9, nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL đã đạt kế hoạch khá cao. Cty Nha Trang Seafoods đạt 85% kế hoạch năm 2012, với giá trị 43 triệu USD; Cty Biển Đông Seafood đạt 80% kế hoạch, với giá trị 25 triệu USD.

Nhưng thị trường Mỹ cũng đang xuất hiện nhiều dấu hiệu gây lo ngại cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra. Giá fillet cá tra đang giảm dần: tháng 8 được giá 3,2 USD/kg, đến tháng 9 chỉ còn 2,8 USD/kg, tuần lễ cuối tháng 9 giảm thêm 0,5 cent/kg.

Ông Ngô Quang Trường, GĐ Cty Biển Đông Seafood ở TP Cần Thơ, nói không ít đơn vị bán hạ giá hàng tồn kho, dễ dẫn đến vụ kiện bán phá giá mới.

Để giải quyết tình trạng bất ổn trong sản xuất cá tra ở ĐBSCL, tháng 7-2011, Bộ NN-PTNT đưa ra dự thảo giá sàn cá tra, cá basa, với hy vọng đảm bảo cho người nuôi có lãi ít nhất 5%. Song đến nay vẫn dừng lại ở giai đoạn đưa ra lấy ý kiến.

VASEP lại họp bàn với 30 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu (chiếm trên 80% sản lượng cá tra xuất khẩu) thống nhất định giá sàn xuất vào Mỹ 2 - 2,2 USD/pao trong những tháng cuối năm.

Để thực thi, VASEP đề nghị Bộ NN&PTNT cho phép áp dụng biện pháp buộc các doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu để kiểm soát giá, trước khi làm thủ tục mở tờ khai hải quan, từ 1-8-2012.

Tuy nhiên, đến nay, chưa có tín hiệu khả quan. VASEP cũng không nêu được tên doanh nghiệp nào “bán phá giá”.

Trong lúc đó, người nuôi cá tra chủ yếu bán dưới giá thành, lỗ 2.000-4.000 đồng/kg. Hiện tại, cá tra loại 1 (thịt trắng, một con dưới 0,8 kg) chỉ bán được 22.000 - 22.200 đồng/kg.

Tình trạng đó kéo giá cá tra giống xuống mức kỷ lục: loại cá giống 2 cm chỉ bán được 800 - 1.000 đông/con, giảm gần 50% so với năm trước. Ông Hoàng Đức Cát, phụ trách cơ sở giống cá tra của Cty THHH Công nghệ AquaFish ở Viện lúa ĐBSCL, cho biết trại có chứng chỉ GAP, năng lực sản xuất một năm 20 - 30 triệu con, nhưng từ đầu năm đến nay mới bán được 5 triệu con.

Ông Nguyễn Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh An Giang, nói nếu kéo dài tình trạng xuất khẩu cá tra như hiện nay thì sẽ còn nhiều người nuôi cá tra treo ao.

Nuôi cá tra chưa được vay vốn 11%
Cần Thơ - Ngày 28-9, Sở NN&PTNT TP Cần Thơ cho biết, ở thành phố chưa có hộ nuôi cá tra nào được vay vốn lãi suất 11%/năm, theo công văn số 1149/TTg, ngày 8-8-2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Các hộ nuôi cá tra đang phải vay lãi suất cao hơn và lượng tiền vay được cũng mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu. TP Cần Thơ hiện có 416 hộ nuôi cá tra thâm canh, tổng diện tích 809 ha, dư nợ ngân hàng 1.446 tỷ đồng, bình quân gần 1,8 tỷ đồng/ha, trong lúc vốn cho nuôi cá tra phải 8-10 tỷ đồng/ha.

TPO
Đăng ngày 01/10/2012
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 10:49 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 10:49 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:49 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 10:49 16/11/2024
Some text some message..