Giải đáp vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp thủy sản

Thông tin từ Hiệp hội thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Tổng cục Thuế vừa có công văn số 1829/TCT-CS giải đáp 3 vướng mắc lớn của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thủy sản về thuế giá trị gia tăng (GTGT).

xuất khẩu thủy sản
Sản xuất hàng thủy sản XK. Nguồn Internet.

Theo VASEP, trong thời gian qua, các DN Thủy sản đã gặp một số vướng mắc trong thực hiện các quy định về thuế GTGT theo Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18-12-2013 của Chính phủ (NĐ 209) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT và Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31-12-2013 (TT 219) hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT.  Trong đó, các vướng mắc chủ yếu liên quan đến các quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT; trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT và Thủ tục hoàn thuế GTGT phải kèm báo cáo tồn kho.

Nhằm hỗ trợ DN tháo gỡ các vướng mắc nêu trên, ngày 17-4-2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức cuộc họp với Hiệp hội và DN thủy sản để trao đổi và làm rõ các kiến nghị xung quanh các quy định tại Nghị định 209 và Thông tư 219. Ngay sau cuộc họp với Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, VASEP cũng đã gửi công văn lên Bộ Tài chính phản ánh những vướng mắc về thuế GTGT của DN thủy sản.

Ngày 20-5, Tổng cục Thuế đã có công văn số 1829 hướng dẫn và giải đáp cụ thể  các vướng mắc liên quan đến thuế GTGT của các DN thủy sản. Theo đó, việc xử lý hóa đơn bán hàng thủy hải sản mới qua sơ chế thông thường hoặc chưa chế biến đã ghi thuế suất 5%, nếu trong trường hợp người bán là DN, hợp tác xã (HTX) đã lập hóa đơn GTGT, ghi thuế GTGT khi bán sản phẩm thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho DN, HTX khác thì người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai và tính nộp thuế GTGT. Trường hợp người bán đã xuất nhiều hóa đơn GTGT cho cùng một người mua thì khi điều chỉnh, người bán được xuất 1 hóa đơn điều chỉnh kèm theo Bảng kê các hóa đơn điều chỉnh.

Về việc nộp thuế GTGT đối với hàng thủy sản XK bị trả về, Tổng cục Thuế cho biết, theo quy định của Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.

Theo đó, trường hợp DN XK hàng nhưng bị phía nước ngoài trả về thì khi NK lại Việt Nam, DN vẫn phải thực hiện kê khai nộp thuế GTGT như hàng hóa NK từ nước ngoài. DN được khấu trừ thuế GTGT căn cứ vào chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo quy định.

Về việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi sản phẩm thủy hải sản mới qua sơ chế, chưa chế biến, theo hướng dẫn tại khoản 11, Điều 14 Thông tư  219/2013/TT-BTC ngày 31-12-2013 của Bộ Tài chính (Thông tư 219) “Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư này (trừ khoản 2, khoản 3 Điều 5) được khấu trừ toàn bộ”.

Như vậy, theo Tổng cục Thuế, từ ngày 1-1-2014, trường hợp DN, HTX bán thành phẩm là thủy hải sản mới qua sơ chế thông thường hoặc chưa qua chế biến thành sản phẩm khác cho DN, HTX khác thì không phải kê khai, tính và nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 5, Điều 5 Thông tư 219 và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ toàn bộ theo hướng dẫn tại khoản 11, Điều 14 của thông tư này.

Báo Hải Quan, 26/05/2014
Đăng ngày 27/05/2014
Nguyễn Huế
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 15:05 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 15:05 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 15:05 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 15:05 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 15:05 27/11/2024
Some text some message..