Giải phóng container đắp chiếu để cứu xuất khẩu

Xuất khẩu nhiều ngành hàng của Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn vì khan hiếm container rỗng, cộng thêm giá thuê container tăng hàng chục lần.

chế biến cá tra
Việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam gặp khó khăn do khủng hoảng thiếu vỏ container trầm trọng. Ảnh: Quang Huy.

Theo phản ánh của các hiệp hội ngành hàng như thủy sản, cà phê, lương thực, nhựa, rau quả…, giá thuê container hiện đã tăng đột biến gấp 10 lần so với thời điểm trước tháng 10-2020. Nguyên nhân do thiếu vỏ container rỗng, trong khi số container tồn đọng tại các cảng lại lên đến hàng ngàn. 

Thiếu container ngày càng căng thẳng

Lợi dụng nguồn cung container rỗng khan hiếm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các hãng tàu đã tăng giá vô tội vạ chỉ trong một thời gian ngắn. Cuối năm 2020, mức thuê container chưa tới 1.000 USD/container 40 feet thì nay đã tăng vọt lên tới 8.000-10.000 USD. 

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết do thiếu container rỗng, không có tàu nên xuất khẩu của tập đoàn giảm. Thậm chí dù có đơn hàng nhưng một khối lượng sản phẩm vẫn phải nằm trong kho. 

“Giá cước container loại 20 feet từ Việt Nam đi thị trường châu Âu đã tăng từ mức 1.200-1.500 USD lên 7.000-8.000 USD/container chỉ trong mấy tháng” - ông Quang dẫn chứng.

Chủ tịch HĐQT Vina T&T Group Nguyễn Đình Tùng cũng cho biết giá thuê container xuất đi EU, Úc tăng gấp 4-5 lần so với trước. Chính vì vậy, hiện nay các nhà xuất khẩu buộc phải cấp đông bảo quản hàng, chấp nhận lỗ. 

Vị lãnh đạo Tập đoàn Vina T&T Group phân tích: Ngoài yếu tố do dịch COVID-19 ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước trên thế giới còn có nguyên nhân các nhà xuất khẩu Trung Quốc thiếu container và sẵn sàng trả mức giá cao hơn để xuất được hàng nên hút hết số lượng container. Như vậy, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác thiếu container, khó giảm giá thuê trong thời gian tới.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), các hãng tàu biển nước ngoài tăng cước vận chuyển lên 2-3 lần, thậm chí 6-7 lần ở một số chặng mà doanh nghiệp vẫn không book được tàu và container để xuất khẩu. Bên cạnh đó, các công ty cung cấp nguyên liệu thủy sản từ nước ngoài cũng không thể đặt được tàu đưa nguyên liệu về Việt Nam để chế biến hàng xuất khẩu.

“Nhiều hãng tàu thông báo cắt dịch vụ trên một số chặng và chưa có kế hoạch cho năm 2021. Điều này càng làm gia tăng áp lực và gây nên sự hoang mang trong ngành vận tải biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho hoạt động thương mại của thế giới, trong đó có Việt Nam” - VASEP.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa yêu cầu Bộ Công thương, Bộ GTVT phối hợp với các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để có biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu kiểm điểm và làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu, container. 

Thanh lý hàng ngàn container tồn đọng

Nghịch lý là trong khi các nhà xuất khẩu thiếu hụt container rỗng thì tại các cảng biển lại đang tồn đọng đến hơn 3.000 container, chủ yếu là cảng Cát Lái và cảng Hải Phòng. Việc hàng ngàn container vô chủ tồn đọng khiến các cảng biển thiệt đơn thiệt kép khi phải cõng chi phí gửi container. Đặc biệt, tình trạng này còn làm giảm nguồn cung vỏ container cho các hãng tàu nhằm phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa.

Chính vì vậy, để có nguồn vỏ container phục vụ hàng xuất khẩu khi đang khủng hoảng thiếu container rỗng, Tổng cục Hải quan vừa cho biết tới đây có thể thanh lý hơn 3.000 container hàng đang bị lưu tại cảng quá hạn 90 ngày mà chủ hàng không đến nhận. 

Trao đổi thêm với Pháp Luật TP.HCM về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Long, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I, cho biết: Tại cảng Cát Lái có 1.527 container phế liệu tồn đọng từ năm 2018 đến nay. 

Trong số đó, hơn 400 container sau khi giám định đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn tất thủ tục để đưa ra bán đấu giá. Nguồn tiền thu được sẽ sung quỹ ngân sách nhà nước theo quy định. Ngoài ra còn 1.099 container phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu đã thông báo yêu cầu hãng tàu tái xuất... 

 “Số lượng container tồn đọng được giải phóng sẽ giải quyết được phần nào tình trạng thiếu hụt container rỗng của các nhà xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, hải quan sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để thông quan hàng hóa nhập khẩu nhanh chóng” - ông Long chia sẻ.

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA), cho rằng bên cạnh việc giải quyết nhanh thủ tục để giải phóng nhanh các container tồn đọng thì cần tìm cách bình ổn giá thuê container. 

“Chúng tôi kêu gọi các hãng tàu có hành động bình ổn giá, chủ hàng giải phóng container rỗng nhập nhanh. Đồng thời đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước phối hợp xử lý số lượng container phế liệu, bỏ hàng... đang tồn đọng tại cảng để lấy container rỗng phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Đặc biệt, giải pháp dài hạn là khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất vỏ container tại Việt Nam” - ông Hiệp góp ý.

Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng việc giải phóng hàng ngàn container đang đắp chiếu quá lâu tại các cảng biển là cần thiết để hỗ trợ nhà xuất nhập khẩu. Theo đó, cơ quan chức năng có thể cho doanh nghiệp đấu thầu số container vô chủ này và trường hợp vướng quy định thì phải sửa đổi.

Pháp Luật Online
Đăng ngày 19/01/2021
Quang Huy
Kinh tế

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:04 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 10:04 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:04 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:04 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 10:04 14/11/2024
Some text some message..