Giảm thiểu các chi phí cho vụ nuôi mới

Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động về giá cả. Do vậy, việc tối ưu hóa chi phí sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng lợi nhuận và đảm bảo sự bền vững cho vụ nuôi. Làm thế nào để giảm thiểu các chi phí ở vụ nuôi mới? Bà con cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết này nhé

Tôm thẻ chân trắng
Giảm thiểu các chi phí không cần thiết để tăng hiệu quả kinh

Phân tích nguyên nhân dẫn đến chi phí cao 

Xem xét kỹ lưỡng các khoản chi phí trong vụ nuôi trước, xác định những khoản nào có thể cắt giảm hoặc tối ưu hóa. Bà con nên ghi chép đầy đủ tất cả các khoản chi phí đã phát sinh trong vụ nuôi trước, bao gồm: Chi phí đầu tư: Giống, thức ăn, con giống, thuốc men, hóa chất, điện nước, dụng cụ,... Chi phí vận hành: Chi phí thuê nhân công, vận chuyển, bảo dưỡng ao hồ,... Chi phí khác: Chi phí hao hụt, thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai,... Từ đó, xác định khoản chi nào chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Từ đó, tập trung tìm giải pháp để giảm thiểu khoản chi phí đó. 

Tiếp đến, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi tôm như: Chất lượng con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng sẽ giúp giảm tỷ lệ hao hụt do dịch bệnh, tăng tỷ lệ sống sót và năng suất thu hoạch. Ao nuôi cần có vị trí thuận lợi, nguồn nước sạch, hệ thống xử lý nước thải tốt để đảm bảo môi trường sống an toàn cho con tôm. Chế độ dinh dưỡng có phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của tôm hay không. Cuối cùng, quản lý ao nuôi, xác định những sai sót hoặc thiếu sót trong quá trình nuôi dẫn đến lãng phí hoặc thất thoát. 

Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn 

Để giảm thiểu chi phí cho vụ nuôi mới, bà con phải kiểm soát được lượng thức ăn sử dụng cho tôm mỗi ngày trong suốt vụ nuôi trước đó. Có thể sử dụng sổ tay hoặc phần mềm quản lý ao nuôi để ghi chép. Cần lưu ý ghi chép đầy đủ các thông tin như: ngày cho ăn, lượng thức ăn sử dụng, thời điểm cho ăn, điều kiện môi trường ao nuôi,... 

Hoặc có thể tính toán tỷ lệ thức ăn quy đổi (FCR) với công thức tính FCR như sau: FCR = Lượng thức ăn sử dụng (kg) chia cho trọng lượng tôm thu hoạch (kg) Chỉ số FCR càng thấp thì hiệu quả sử dụng thức ăn càng cao. Mức FCR hợp lý cho tôm nuôi thương phẩm thường dao động từ 1.2 đến 1.8. 

Thức ăn cho tômĐánh giá về sử dụng thức ăn cho tôm. Ảnh: vibo

Ngoài ra, bà con cần xác định nguyên nhân dẫn đến lãng phí thức ăn như: Cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều dẫn đến lãng phí thức ăn. Do ao nuôi không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn thừa rãnh đáy ao bị phân hủy, gây ô nhiễm môi trường ao nuôi và lãng phí thức ăn. Thức ăn không đảm bảo chất lượng, tôm không ăn hết hoặc tiêu hóa kém dẫn đến lãng phí thức ăn. Doanh vi sinh đường tiêu hóa kém ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm, dẫn đến lãng phí thức ăn. Khi tôm bị bệnh, chúng sẽ ăn ít hoặc không ăn, dẫn đến lãng phí thức ăn. 

Bằng cách theo dõi và phân tích ra nguyên nhân lãng phí thức ăn và điều chỉnh chế độ cho ăn phù hợp, người nuôi tôm có thể tiết kiệm thức ăn, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận ở vụ nuôi tiếp theo. 

Tái sử dụng nguồn nước 

Tái sử dụng nguồn nước trong nuôi tôm mang lại nhiều lợi ích như: Giảm thiểu lượng nước sử dụng cho mỗi vụ nuôi, góp phần bảo vệ nguồn nước và môi trường. Tiết kiệm chi phí cho việc cấp nước mới cho ao nuôi. Nước ao nuôi sau khi xử lý vẫn còn chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho tôm, giúp cải thiện chất lượng nước ao nuôi và hạn chế dịch bệnh. 

Bảo quản dụng cụ và thiết bị 

Vệ sinh, bảo quản dụng cụ và thiết bị sau khi sử dụng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu chi phí cho vụ nuôi mới. 

Vệ sinh và bảo quản đúng cách giúp dụng cụ và thiết bị hoạt động hiệu quả hơn, kéo dài tuổi thọ, giảm thiểu nhu cầu mua sắm mới, tiết kiệm chi phí. Dụng cụ và thiết bị bẩn có thể là nguồn lây lan dịch bệnh cho vật nuôi. Vệ sinh kỹ lưỡng giúp loại bỏ mầm bệnh, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, giảm thiểu chi phí điều trị và phòng ngừa dịch bệnh. 

Một khi dụng cụ và thiết bị được bảo quản tốt, hoạt động tốt giúp tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian và nhân công, góp phần nâng cao năng suất lao động. 

Cải tạo ao nuôiCải tạo vệ sinh ao nuôi cũ. Ảnh: aquaculture

Rút kinh nghiệm từ những vụ nuôi trước để cải thiện cho vụ nuôi sau 

Phân tích kết quả của các vụ nuôi trước để xác định những yếu tố dẫn đến thành công và thất bại. Từ đó, người nuôi có thể áp dụng những yếu tố thành công và khắc phục những yếu tố thất bại trong các vụ nuôi sau. Nhờ rút kinh nghiệm, người nuôi có thể cải thiện kỹ thuật nuôi tôm, bao gồm chọn giống, quản lý ao nuôi, cho ăn, phòng trị bệnh, v.v. Việc cải thiện kỹ thuật nuôi sẽ giúp nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi. 

Khi đã có kinh nghiệm, người nuôi có thể dự đoán và phòng ngừa tốt hơn những rủi ro thường gặp trong nuôi tôm, chẳng hạn như dịch bệnh, biến đổi thời tiết, giá cả thị trường, v.v. Nhờ vậy, người nuôi có thể giảm thiểu thiệt hại và nâng cao lợi nhuận. Với kinh nghiệm tích lũy, người nuôi có thể sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả hơn, tránh lãng phí và tối ưu hóa lợi nhuận. 

Bằng cách áp dụng các biện pháp trên, bạn có thể giảm thiểu chi phí cho vụ nuôi tôm sau, nâng cao hiệu quả sản xuất và gia tăng lợi nhuận. 

Đăng ngày 15/05/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:37 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 16:37 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 16:37 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 16:37 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 16:37 30/11/2024
Some text some message..