Gỡ rối sản xuất, xuất khẩu cá tra

Sản lượng thu hoạch và xuất khẩu (XK) cá tra đã tăng gấp 10 lần trong vòng hơn 10 năm qua. Thế nhưng, giá XK bình quân lại giảm tới 1 USD/kg so với cách đây 5 năm vì "gà nhà đá nhau", doanh nghiệp (DN) đua nhau giảm giá, trong khi nông dân nuôi cá thì liên tục thua lỗ phải "treo ao".

nganh ca tra viet nam
Ngành cá tra Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn trước mắt.

 "Đã có Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), rồi có Hội Nghề cá Việt Nam, thế mà điều hành, quản lý sản xuất, XK cá tra vẫn rối, tại sao? Những chính sách hiện có tại sao không có tác dụng thực sự đến ngành cá tra?", ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đặt câu hỏi tại Hội thảo xây dựng Nghị định XK cá tra vừa được tổ chức.

Phá vỡ quy hoạch

Theo Tổng cục Thủy sản, từ năm 2001 trở về trước, cá tra nuôi chủ yếu trong lồng bè với sản lượng thu hoạch chỉ 130.000 tấn, nhưng đã nhảy vọt lên 800.000 tấn với kim ngạch XK gần 800 triệu USD vào năm 2006. Năm 2011, sản lượng cá tra nguyên liệu đạt xấp xỉ 1,2 triệu tấn, sản lượng XK ước đạt 600.000 tấn, kim ngạch 1,805 tỷ USD. Thị trường tiêu thụ cá tra ngày càng được mở rộng, hiện đã có mặt tại trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Chỉ với 6.000ha nuôi, nhưng kim ngạch XK cá tra hiện chiếm 34,2% tổng giá trị XK thủy sản và đóng góp khoảng hơn 2% GDP của cả nước. Trong khi đó, để có sản lượng XK 240.985 tấn, kim ngạch đạt 2,1 tỷ USD, tôm nước lợ phải nuôi với diện tích trên 600.000 ha. Như vậy, với diện tích nuôi chỉ bằng 1%, nhưng kim ngạch XK cá tra bằng 68% so với kim ngạch XK tôm nước lợ.

Số lượng, quy mô nhà máy chế biến cá tra liên tục tăng. Nếu như năm 2000 chỉ có 15 nhà máy chế biến cá tra với tổng công suất 77.880 tấn/năm, thì đến năm 2011 đã có 291 nhà máy tham gia chế biến mặt hàng cá tra với tổng công suất thiết kế trên 2 triệu tấn/năm.

 Mặc dù trải qua 10 năm phát triển vượt bậc, nhưng đến nay, cá tra được XK vẫn chủ yếu dưới dạng phi lê cấp đông đơn thuần (đông block và đông rời). Hiện chỉ có một số ít nhà máy đầu tư dây chuyền công nghệ để sản xuất các mặt hàng chế biến đã được đa dạng hóa, như: chả cá, tẩm bột, cắt khoanh, muối sả, cắt khúc, sandwich…. .

Ông Tám nhận định công tác quy hoạch nuôi trồng cá tra chưa theo kịp sản xuất. Khi được giá, người người, nhà nhà phá bỏ ruộng vườn để đào ao thả cá, không những phá vỡ quy hoạch "cứng" mà còn phá vỡ quy hoạch "mềm", đó là quan hệ cung cầu và giá… Điển hình như năm 2008, khi giá cao, nhiều người nuôi dẫn đến dư thừa cá tra vào những tháng đầu năm 2011. Tiếp đến, nông dân bỏ nuôi hàng loạt, khiến khan hiếm cá tra nguyên liệu xảy ra vào cuối năm 2011 đã đẩy giá mua cá tra nguyên liệu lên tới 29.500 đồng/kg. Từ cuối quý I/2012 đến nay, sản xuất tiêu thụ cá tra lại rơi vào tình trạng rớt giá, người nuôi thua lỗ.

Đi từ khâu sản xuất…

Ts. Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch VASEP, phàn nàn: cá tra là ngành hàng mà Việt Nam gần như luôn độc chiếm thị trường thế giới từ trước tới nay, với 95% thị phần cá tra. Thế nhưng, Mỹ và châu Âu thường xuyên dọa kiện các DN Việt Nam bán phá giá. Trước đây, Hiệp hội Cá nheo Mỹ từng kiện DN Việt Nam ra tòa án thương mại của Mỹ về hành vi bán phá giá cá tra, khiến cá tra xuất vào nước này bị đánh thuế tới 45%.

Thực chất, cá tra Việt Nam không có được sự hỗ trợ từ Nhà nước, nhưng vì DN đua nhau giảm giá bán dẫn đến hậu quả này. Hiện nay, giá cá tra XK bình quân chỉ còn 1,8 USD/kg, trong khi 3 năm trở về trước có giá trên 2,8 USD/kg: Nghịch lý của con cá tra ở chỗ không có quốc gia nào cạnh tranh với Việt Nam, việc giảm giá bán đều do chúng ta tự hại nhau. XK cá tra vào thị trường Mỹ chỉ có vài "đại gia", nhưng đến nay, những DN này vẫn chưa chịu ngồi lại để bảo vệ lẫn nhau, bảo vệ thương hiệu con cá tra Việt Nam. XK giá rẻ đồng nghĩa với việc mua cá nguyên liệu từ người nuôi với giá rẻ mạt.

Theo ông Dũng, ngành cá tra cần thúc đẩy liên kết dọc giữa nông dân nuôi cá, DN sản xuất thức ăn thủy sản, DN chế biến cá tra và XK…, nên đòi hỏi yêu cầu quản lý thích hợp hơn để phát triển: "Theo tôi, quy hoạch cá tra phải là quy hoạch vùng, lấy Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) làm quy hoạch, các tỉnh trong vùng theo quy hoạch đó để triển khai cụ thể. Chỉ có quy hoạch riêng cho vùng ĐBSCL, vì ngoài vùng này ra không còn địa phương nào thuận lợi hơn".

Ông Nguyễn Văn Hưng - đại diện Văn phòng Chính phủ, nêu ý kiến: thời gian vừa qua, vai trò của VASEP đối với DN sản xuất, XK cá tra quá mờ nhạt. Điều lệ Hiệp hội hết sức lỏng lẻo, ai vào cũng được, ai ra cũng được, nên Nghị định sửa đổi lần này phải làm rõ trách nhiệm, vai trò của VASEP trong điều hành ngành cá tra. Vấn đề thứ hai là phải thiết lập điều kiện đối với DN chế biến, thương nhân XK cá tra, phải xây dựng được quy định liên kết hết sức chặt chẽ giữa người nuôi với DN và giữa các DN với nhau.

Ông Tám cho rằng xây dựng Nghị định phải bám sát mục tiêu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong sản xuất, chế biến và XK cá tra. Điều tiết các mối quan hệ trong sản xuất (bao gồm từ sản xuất giống, nuôi thương phẩm và chế biến) và XK; tạo hành lang pháp lý giúp các tổ chức xã hội tham gia vào công tác điều hành trong sản xuất và tiêu thụ cá tra.

Tính mới trong Dự thảo lần này là khẳng định rõ nghề nuôi, chế biến cá tra và XK cá tra là ngành nghề có điều kiện để cấp phép hoặc thu hồi giấy phép nếu không đáp ứng đủ điều kiện.

Nghị định ra đời sẽ tạo tiền đề nhằm kiện toàn, chấn chỉnh, sắp xếp lại, thiết lập kỷ cương trong công tác điều hành XK cá tra nhằm nâng cao giá trị cá tra trên thị trường quốc tế, ổn định sản xuất trong nước và góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại vùng ĐBSCL. Tạo hành lang pháp lý để tiến tới xã hội hóa trong điều tiết sản xuất, điều tiết XK bằng việc tăng cường năng lực trách nhiệm, phân cấp quản lý cho các tổ chức nghề nghiệp như Hội Nghề cá Việt Nam, VASEP, tiến tới thành lập Hội đồng điều hành XK cá tra.

----------------------------------------------

Tạo cơ sở pháp lý đăng ký vùng nuôi

Ông Đào Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ
------------------------------------

Giá cá tra biến động lên xuống thất thường và phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy chế biến XK, người nuôi cá thường bị động về giá cả và tiêu thụ. Thiếu hệ thống thông tin về thị trường hoặc thông tin thiếu minh bạch dẫn đến hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, hiện tượng tranh mua tranh bán và ép giá rất phổ biến trong ngành cá tra. Đồng thời, thường xuyên xảy ra hiện tượng không tuân thủ hợp đồng mua bán đã ký kết giữa người nuôi và DN mua cá tra. Sản lượng cá tra tăng vọt khiến thị trường rối loạn, rơi vào thế vô phương cứu.

Do đó, cần có cơ sở pháp lý về đăng ký vùng nuôi, đây là vấn đề hết sức bức thiết hiện nay. Các DN bây giờ sức cùng lực kiệt, không cãi nhau được nữa, không tự ngồi sắp xếp được. Vì vậy, cần có sự quản lý của Nhà nước. Nhiều khi giá cả do tự DN phá vỡ, mà không có chế tài xử lý, khiến thiệt hại mọi DN đều phải cùng gánh chịu. Do vậy, càng phát triển càng cần thể chế hết sức tinh vi phức tạp.

Cần xây dựng thương hiệu quốc gia cho cá tra

Ông Nguyễn Tử Cương - Giám đốc Trung tâm thông tin Hội nghề cá Việt Nam
------------------------------------

Hiện nay, đang tồn tại vấn đề là chúng ta không có định chế quản lý nổi ngành cá tra. Khi DN ký hợp đồng mua cá với giá mua đã ấn định rồi, nhưng khi thấy giá thị trường xuống thì DN lại tìm mọi cách dìm giá xuống.

Cần phân tích rõ tình trạng đang xảy ra với cá tra. Trong Ủy ban Cá tra, Nhà nước cắm một người kiểm soát, còn lại là những người đại diện cho quyền lợi DN. Cần một tổ chức không phải là Nhà nước, cũng không phải là DN để quản lý những việc mà Nhà nước không thể làm được. Tổ chức này có nhiệm vụ định ra khối lượng XK cho từng địa phương, DN là bao nhiêu, giá sàn, giá trần XK. Phải làm tốt GMP trong sản xuất thức ăn thủy sản, trong quản lý thương hiệu. Cần phải xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm cá tra, với nhãn hiệu, logo rõ ràng.

Những ai không đủ điều kiện thì nên rút lui

Ông Dương Nghĩa Quốc - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp
------------------------------------

Toàn tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi cá tra 1.500ha, kim ngạch XK cá tra chiếm 70 - 75% kim ngạch XK toàn tỉnh, nên ngành này vô cùng quan trọng với Đồng Tháp. Cần đưa sản xuất cá tra vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, những ai không có điều kiện thì nên rút lui. Cần phải tháo gỡ khó khăn hiện nay trong công tác quản lý nhà nước về XK cá tra do các văn bản quản lý thiếu tính đồng bộ. Cần đảm bảo Nhà nước đưa ra các chính sách khả thi, tăng cường tính minh bạch, thống nhất và tính dễ tiếp cận của văn bản. Phân rõ trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong quản lý sản xuất và tiêu thụ cá tra. Tăng cường sự gắn kết giữa sản xuất, tiêu thụ với tiêu chí lợi cùng chia, lỗ cùng chịu. Gắn phát triển sản xuất có điều kiện với bảo vệ môi trường, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm và đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn sản xuất có điều kiện với các cơ chế chính sách.

Đăng ngày 16/10/2012
Thu Hường
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:51 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:51 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 08:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:51 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 08:51 23/12/2024
Some text some message..