"Hà treo dây" ở Hoàng Tân

Mới đây đến xã Hoàng Tân (TX Quảng Yên - Quảng Ninh), chúng tôi được nghe giới thiệu về mô hình nuôi “Hà treo dây” của người dân xã. Đây là mô hình phát triển kinh tế mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện được nông dân trên địa bàn nhân rộng.

nuôi hà
Mô hình “Hà treo dây” ở thôn 1, xã Hoàng Tân (TX Quảng Yên).

Đồng chí Lê Đức Tự, cán bộ văn phòng xã cho biết: Hoàng Tân hiện có 4/5 thôn làm nông nghiệp, trong đó thế mạnh là nuôi trồng, đánh bắt hải sản. Mô hình “Hà treo dây” được thực hiện từ năm 2011. Với đặc thù con hà chủ yếu bám vào gốc cây sú để sinh trưởng, vì vậy khiến cây sú ở bãi bồi của xã kém phát triển và chết dần. Bà con làm nghề đánh hà đã đem những cây sú khô ra bãi bồi để dụ hà bám vào. Tuy nhiên, khi thu hoạch, việc gỡ hà trên cây sú khô vừa lâu, vừa khó, nên bà con nghĩ ra cách cắm cọc tre dưới bãi bồi, căng dây xung quanh, rồi treo những sợi dây bằng cói có buộc vỏ hà, thả xuống bãi bồi. Cứ 1ha bãi bồi sẽ thả 5.000 dây cói; cách 5cm treo 1 dây cói, mỗi dây cói treo 5 vỏ hà. Khi thuỷ triều lên, ấu trùng hà trôi theo con nước, bám vào những vỏ hà treo sẵn ở dây, rồi cứ thế lớn dần. Thông thường, bà con bắt đầu treo hà vào tháng 3 âm lịch. Mỗi năm chỉ thu hoạch hà 1 lần vào khoảng giữa tháng 11 đến tháng 12 âm lịch. Nếu như trước đây, bà con phải mất nhiều thời gian lội nước, hay trầy trật ngoài bãi bồi để đánh hà, thì nay với mô hình “Hà treo dây”, vào vụ thu hoạch, bà con chỉ cần cắt dây cói mang về nhà để gỡ hà. Và như vậy, những người trong gia đình, kể cả trẻ nhỏ cũng có thể tham gia làm công việc rất đơn giản, đó là gỡ hà ra khỏi dây. Cách thu hoạch này vừa nhanh và tiện lợi.

Theo đánh giá của nhiều hộ dân trong xã Hoàng Tân, so với khai thác tự nhiên, mô hình “Hà treo dây” đem lại hiệu quả gấp 10 lần, trong khi chi phí đầu tư lại không nhiều. Thu nhập trung bình 100 triệu đồng/sào/vụ. Thấy được hiệu quả kinh tế cao của mô hình này, nên ngày càng có nhiều người dân nuôi. Đến nay, Hoàng Tân có trên 300 hộ nuôi trên 160ha.

Chị Bùi Thị Thiết, thôn 3, xã Hoàng Tân cho biết: Ban đầu thấy bà con trong xã đầu tư nhiều cho mô hình này nên gia đình chị cũng mua cọc rồi căng dây ở bãi bồi nuôi thử vài sào. Qua một vụ thu hoạch, thấy hiệu quả kinh tế cao, nên gia đình chị tiếp tục đầu tư tre, dây cói để mở rộng diện tích nuôi trồng hà. Đến nay gia đình chị nuôi trên 1ha “Hà treo dây”. Cũng theo chị Thiết, thời gian và chi phí cho mô hình này không nhiều. Đầu tư ban đầu khoảng 8.000 đồng/cọc; khoảng 0,5-1m bãi bồi cắm 1 cọc. Từ 2-3 năm mới phải thay cọc, còn dây cói có thể dùng được nhiều năm. Cơn bão số 14 vừa qua khá mạnh, nhưng diện tích “Hà treo dây” của gia đình chị không bị ảnh hưởng nhiều. Khoảng nửa tháng nữa gia đình chị có thể thu hoạch. Hiện 1kg hà ruột có giá khoảng 100.000 đồng; dịp giáp Tết hoặc ra Giêng, có thể lên đến 300.000 đồng/kg. Ngoài việc nuôi hà, gia đình chị còn kết hợp nhiều mô hình nuôi trồng thuỷ sản khác.

Đồng chí Đinh Đức Thành, Trưởng Phòng Kinh tế TX Quảng Yên cho biết: Mô hình “Hà treo dây” do người dân xã Hoàng Tân phát triển và nhân rộng. Đến nay, bà con ở một số phường, xã trên địa bàn thị xã đã đến Hoàng Tân học hỏi để triển khai tại địa phương mình. Cùng với mô hình “Hà treo dây”, người dân ở đây còn kết hợp diện tích bãi bồi phía dưới để nuôi một số loại nhuyễn thể khác. Không chỉ mang lại lợi nhuận về kinh tế, hiện mô hình này còn giúp cho môi trường nước được thanh lọc tốt hơn.

Báo Quảng Ninh, 02/12/2013
Đăng ngày 03/12/2013
Nguyễn Huế
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:44 24/05/2024

Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài chim cò vào ao tôm

Phòng trừ dịch bệnh với rất nhiều biện pháp chặt chẽ cho ao nuôi nhưng đây thực sự mới chính là nỗi lo lắng nhất của các hộ nuôi. Đó chính là sự xâm nhập của các loài chim, cò trắng vào ao nuôi tôm. Vậy tại sao chúng lại đáng sợ như vậy, cùng Tép Bạc tìm hiểu rõ nguyên nhân sau đây nhé!

Chim
• 09:33 23/05/2024

Nước ngọt sinh hoạt có cần xử lý trước khi cấp vào ao không?

Hiện nay nhiều hộ nuôi tôm tại các địa phương có nước sinh hoạt chung là nước ngọt, mặc dù tôm phát triển tốt ở môi trường nước mặn nhưng tại đây vẫn có thể nuôi tốt nếu biết kiểm soát các yếu tố môi trường của ao. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cách người nuôi xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi để đảm bảo tính hiệu quả.

Nuôi tôm nước ngọt
• 10:50 22/05/2024

Diệt khuẩn vào ban ngày hay ban đêm mang lại hiệu quả cao

Trong ngành nuôi tôm, việc duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của tôm là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và sinh trưởng của đàn tôm, cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tạt khoáng
• 11:20 21/05/2024

Điểm khó của nuôi biển

Nuôi biển hiện nay gặp nhiều rào cản cho sự phát triển, bao gồm các yếu tố nội tại mỗi cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã về sự dám làm, dám chinh phục mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đến các rào cản từ thiên nhiên khắc nghiệt, rào cản từ chính sách, pháp luật.

Nuôi biển
• 03:50 25/05/2024

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 03:50 25/05/2024

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 03:50 25/05/2024

Tập hợp ngạnh các loài cá có độc bạn cần để ý

Trong tự nhiên, luôn tồn tại một số loài cá mà ngạnh của chúng chứa nọc độc, gây ra nỗi khiếp sợ cho con người. Sau đây, bài viết sẽ tập hợp ngạnh các loài cá có độc để các bạn để ý, có biện pháp an toàn khi sờ vào nhé!.

Cá có ngạnh độc
• 03:50 25/05/2024

Làm sao để nhận biết tôm thẻ bị bệnh gan?

Trong số các vấn đề sức khỏe mà tôm thường gặp phải, bệnh gan là một trong những vấn đề phổ biến và có thể gây tổn thất lớn đối với nuôi tôm. Tuy nhiên, việc nhận biết triệu chứng của bệnh gan ở tôm có thể không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Tôm vàng gan
• 03:50 25/05/2024