Hái ra tiền từ mô hình tổng hợp trên vùng đất nhiễm mặn xứ Thanh

Năm 2010, sau nhiều năm tha phương cầu thực, ông Lê Văn Long trở về quê thuê đất làm trang trại. Trên vùng nhiễm mặn, ông đào ao thả cá, xây chuồng trại, trồng thanh long, nuôi tôm… cho lãi ròng mỗi năm gần 500 triệu đồng.

Hái ra tiền từ mô hình tổng hợp trên vùng đất nhiễm mặn xứ Thanh
Nhờ lấy ngắn nuôi dài, mô hình trang trại tổng hợp của ông Long “sống khỏe”

Vùng đất nhiễm mặn tại thôn Đạo Lý, xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) rộng 2,5ha trước đây được một hộ dân nhận trồng lúa, năng suất vụ xuân không nổi 2 tạ/sào (500m2). Do hiệu quả kinh tế thấp nên chủ cũ bỏ mặc cho cói mọc um tùm.

Nhận thấy tiềm năng nuôi trồng thủy sản trên vùng đất này, ông Long bàn với vợ thuê lại, cải tạo, làm kinh tế trang trại. Sau khi thuê được đất, ông đào 3 ao với tổng diện tích gần 2ha nuôi các loại cá thương phẩm như rô phi đơn tính, trắm cỏ, mè, trôi…

Theo ông Long, sở dĩ ông nuôi nhiều loại cá trong cùng một ao là vì mỗi loại cá có tầng sinh sống, tìm kiếm thức ăn riêng. Chúng sẽ không bỏ phí nguồn thức ăn người nuôi thả xuống. Ngoài thức ăn công nghiệp, ông tận dụng lượng cỏ từ bờ ao, vùng trồng thanh long cắt cho cá ăn.


700 trụ thanh long ruột đỏ giúp ông Long “đút túi” 200 triệu đồng/năm.

Vì thế, vườn thanh long của gia đình ông không sử dụng thuốc diệt cỏ, vừa đảm bảo an toàn, lại tận dụng được nguồn thức ăn cho cá. Chất lượng cá từ ao nuôi của ông Long vì thế cũng thơm ngon hơn nuôi hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp.

Đến kỳ thu hoạch, tư thương vào tận ao thu mua, ông không phải đem đi nhập như nhiều hộ nuôi khác. Từ con cá, trừ chi phí, mỗi năm gia đình thu về gần 150 triệu đồng. Vài năm lại đây, ông Long đầu tư nuôi thêm một vụ tôm thẻ chân trắng quảng canh, lãi thêm 60 triệu.

Theo ông Long, tôm thẻ chân trắng rất khó tính nên cần đặc biệt chú ý để phát hiện, phòng trừ dịch bệnh. Tốt nhất nên nuôi xen 1 năm, sau đó nuôi năm tiếp theo hoàn toàn bằng thủy sản nước ngọt rồi lại quay về chu kỳ nuôi xen canh.

Diện tích còn lại, ông trồng 700 trụ thanh long ruột đỏ, 250 gốc bưởi da xanh. Có lẽ ông Long là người đầu tiên ở vùng đất này đem thanh long ruột đỏ về trồng. Cung không đủ cầu nên quả chưa chín tư thương đã đến đặt tiền cọc mua. Tính ra, từ cây thanh long, ông lãi ròng gần 200 triệu đồng/năm. Từ một vùng đất gần như hoang hóa, mô hình của ông Long đem về nguồn lợi nhuận gần 500 triệu đồng/năm.

Thế nhưng, cũng như bao chủ trang trại chăn nuôi tổng hợp khác, gia đình ông Long phải trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn. Đó là khi giá lợn hơi chạm đáy, ông tưởng như mình sẽ không thể vực dậy nổi.

Bà Tống Thị Hà, Trạm phó Trạm Khuyến Nông huyện Hoằng Hóa cho biết: “Nếu cách đây 2 năm anh đến thăm trang trại của ông Long sẽ thấy một cảnh tượng buồn bã. Thời điểm ấy, trong chuồng nuôi lúc nào cũng có đến vài trăm con lợn thịt. Món nợ ngân hàng, nợ tiền cám lớn lên từng ngày trong khi giá lợn chạm đáy lại không thể xuất bán khiến ông Long đứng ngồi không yên. Nhưng nhờ có nghị lực và cách làm lấy ngắn nuôi dài, sau lần ấy ông đã gượng dậy và tiếp tục phát triển trang trại như bây giờ. Đến nay, có thể nói đây là một trong những trang trại làm ăn tốt nhất huyện Hoằng Hóa”.


Gia đình ông Long “hái” ra tiền từ vùng đất nhiễm mặn.

Nói về quãng thời gian gian khổ, ông Long chia sẻ: “Thời điểm ấy, nếu không lấy ngắn nuôi dài, nếu không có vườn thanh long, ao cá, 70 cặp bồ câu, 40 đàn ong thì tôi “chết chắc”. Làm trang trại bây giờ cũng chẳng khác gì đánh bạc với trời. Nếu chỉ độc canh hay nuôi 1 đối tượng thì khó khăn lắm! Tôi vẫn tái đàn lợn nhưng sẽ cẩn trọng hơn những lần trước, vừa vào đàn nhưng cũng phải vừa thường xuyên nghe ngóng thị trường”.

Bà Nguyễn Thị Thủy, vợ ông Long: “70 cặp bồ câu, nuôi chơi chơi thế chứ mỗi năm cũng đem về trên 40 triệu đồng đấy. Còn 40 tổ ong, chí ít cũng thu về trên dưới 100 triệu nữa. Chừng ấy tuy không nhiều nhưng những lúc gian khó như thời gian qua mới thực sự thấy quý hóa. Làm ăn kinh tế, nếu không chịu khó tận dụng, nếu chỉ biết đổ tiền vào đầu tư với mong muốn nhanh kiếm được lợi nhuận thì “sập” như chơi”.

NNVN
Đăng ngày 21/08/2018
Võ Văn Dũng
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 15:32 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 15:32 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 15:32 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 15:32 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 15:32 25/04/2024