Hạn chế tình trạng rơi thức ăn ở chân máy cho tôm ăn

Máy cho tôm ăn là thiết bị phổ biến ở ao nuôi tôm với vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng thức ăn rơi tại chân máy vẫn còn xuất hiện ở một số máy cho ăn một động cơ khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý thức ăn.

Máy cho tôm ăn
Hiện nay, máy cho ăn một động cơ còn gặp nhiều hạn chế trong việc phân tán thức ăn

Hiện trạng thức ăn rơi nhiều ở chân máy

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của máy cho ăn tự động trong việc cho tôm ăn theo lịch trình và quản lý lượng thức ăn hàng ngày hiệu quả tại các trang trại nuôi. Tuy nhiên ở một số máy cho ăn, tình trạng thức ăn rơi nhiều ở chân máy vẫn chưa cải thiện gây lãng phí thức ăn, ô nhiễm môi trường nước tác động tiêu cực đến hành vi sử dụng máy cho tôm ăn. 

Thức ăn dư thừa không được tiêu thụ sẽ lắng xuống đáy ao tạo ra các chất thải, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và tảo độc. Theo thống kê, có 20-30% lượng thức ăn được phân bố không đều. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn gây hại cho sức khỏe của tôm và hệ sinh thái ao nuôi. Điển hình, một trang trại nuôi tôm có thể hao hụt hàng trăm kilogram thức ăn mỗi tháng, dẫn đến thiệt hại về kinh tế và làm giảm hiệu quả năng suất nuôi trồng.

Nhá tômThức ăn dư thừa không được tiêu thụ sẽ lắng xuống đáy ao tạo ra các chất thải

Nguyên nhân gây ra tình trạng thức ăn rơi nhiều

Không có hệ thống phanh (thắng) trong máy cho tôm ăn 

Hệ thống phanh trong máy cho tôm ăn có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chính xác lượng thức ăn được phân tán. Khi máy cho tôm ăn thiếu hệ thống phanh, việc kiểm soát lượng thức ăn sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tôm.

- Lãng phí thức ăn: Thiếu hệ thống phanh khiến máy không thể dừng đúng lúc, dẫn đến việc phát tán quá nhiều thức ăn so với nhu cầu thực tế của tôm. Khi đó, thức ăn thừa sẽ rơi xuống đáy ao, gây lãng phí và tăng chi phí thức ăn.

- Khó kiểm soát dinh dưỡng: Khi lượng thức ăn không được kiểm soát gây ra khó khăn trong việc đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho tôm, ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và sức khỏe của chúng.

- Lượng thức ăn phân bổ không đồng đều: Không có phanh khó có thể đảm bảo thức ăn được phân phối đều khắp ao nuôi khiến cho tôm bắt mồi không liên tục. Điều này dẫn đến một số khu vực nhận được nhiều thức ăn hơn, trong khi các khu vực khác lại ít hơn hoặc không có thức ăn. Tôm ở những khu vực ít thức ăn sẽ không phát triển đều như tôm ở những khu vực có nhiều thức ăn.

- Ô nhiễm môi trường nước: Thức ăn thừa tích tụ dưới đáy ao sẽ phân hủy và gây ô nhiễm nước, làm giảm chất lượng môi trường sống của tôm, khiến tôm dễ bị stress tăng nguy cơ nhiễm các bệnh từ vi khuẩn, vi rút…

Máy cho ăn sử dụng một động cơ

Một số hạn chế nhất định khi sử dụng máy một động cơ trong việc phân tán thức ăn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả và độ chính xác của việc phun thức ăn xuống ao. 

Khi sử dụng máy có 1 động cơ thì khả năng phát tán thức ăn không có sự linh hoạt trong ao nuôi tôm. Mỗi ao nuôi có thể có nhu cầu về lượng thức ăn và thời gian phân bổ khác nhau, vậy nên nếu hoạt động với một động cơ thì khó có thể đáp ứng được nhu cầu này một cách tuyệt đối.

Ngoài ra, loại máy này thường khó kiểm soát chính xác lượng thức ăn được rải trong ao, đặc biệt khi có nhiều yếu tố ảnh hưởng như kích thước thức ăn, tốc độ cho ăn hoặc áp lực nước. Điều này dẫn đến nguy cơ phân tán quá nhiều hoặc quá ít thức ăn.

Máy cho tôm ănMáy cho tôm ăn sử dụng một động cơ

Trong quá trình hoạt động, nếu sử dụng máy một động cơ sẽ bị giới hạn về công suất và hiệu suất hoạt động. Khi cần phân tán lượng lớn thức ăn trong thời gian ngắn, động cơ có thể không đáp ứng kịp thời, dẫn đến việc phun thức ăn không hiệu quả. Đồng thời, nếu hệ thống một động cơ có trục trặc, toàn bộ quá trình rải thức ăn sẽ bị gián đoạn. Việc sửa chữa hoặc thay thế động cơ có thể mất nhiều thời gian và chi phí.

Hơn nữa, máy 1 động cơ thích hợp cho ao đất có diện tích lớn, mật độ nuôi không quá cao, không quá chú trọng vào liều lượng thức ăn. Loại máy này thường sẽ là không có thắng nên khi tắt máy thức ăn sẽ theo quán tính của lối ra thức ăn (lưỡi gà) thức ăn sẽ rơi ngay tại chân máy.

Khắc phục tình trạng rơi thức ăn

Để hạn chế tối đa được việc rơi thức ăn tại chân máy, người nuôi nên tìm kiếm các dòng máy cho tôm ăn 2 động cơ, để có thể điều chỉnh được lưu lượng và tốc độ phun. Vì tính năng này sẽ giúp thuận tiện hơn trong các vấn đề cân chỉnh số lượng và thời gian cho ăn đã được cài đặt trước đó.

Máy cho tôm ănMáy cho tôm ăn 2 động cơ giúp hạn chế được tình trạng rơi thức ăn tại chân máy

Hơn nữa, việc phun thức ăn được cải thiện một cách hiệu quả và chính xác không chỉ đảm bảo cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tôm mà còn giúp tối ưu hóa hiệu suất nuôi trồng. Điều này sẽ giảm thiểu lãng phí, tiết kiệm chi phí thức ăn và hỗ trợ bà con nâng cao lợi nhuận trong nuôi tôm.

Đăng ngày 29/05/2024
Trà Mi @tra-mi
Kỹ thuật

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 10:06 14/03/2025

Bệnh đốm trắng ở tôm: Cần lưu ý điều gì để phòng rủi ro?

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với ngành nuôi tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Bệnh do virus gây ra, có tốc độ lây lan nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Để hạn chế rủi ro, người nuôi cần hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đốm trắng trên tôm
• 09:41 13/03/2025

Nguyên nhân gây bệnh phân trắng: Do tảo, môi trường hay vi khuẩn Vibrio?

Bệnh phân trắng là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi. Bệnh này có thể gây thiệt hại đáng kể nếu không được kiểm soát kịp thời. Để có biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả, người nuôi tôm cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Trong số các yếu tố tác động đến bệnh phân trắng, ba nguyên nhân chính thường được nhắc đến là tảo độc, môi trường ao nuôi và vi khuẩn Vibrio.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 12/03/2025

Những tác hại từ độ đục nước ao nuôi

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm chính là độ đục của nước ao. Độ đục cao có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, từ cản trở quá trình quang hợp của tảo, ảnh hưởng đến hệ sinh thái ao nuôi, cho đến làm suy giảm chất lượng nước, gây bệnh cho tôm. Dưới đây là những tác hại chính của nước ao bị đục và cách khắc phục tình trạng này.

Ao nuôi tôm
• 09:49 06/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 17:49 16/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 17:49 16/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 17:49 16/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 17:49 16/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 17:49 16/03/2025
Some text some message..