Hàng loạt đầm tôm bỏ hoang

Những ngày này, đi về các địa phương từng là “điểm nóng” trong phong trào nuôi tôm tự phát ở Quảng Nam, không khí người người nuôi tôm, nhà nhà nuôi tôm đã không còn.

hồ tôm
Những hồ tôm nông dân đã bỏ ra tiền tỷ để mua đất, thuê máy đào san ủi, giờ trở thành những cái hồ trống không, nằm phơi đáy.

Tại Quảng Nam, nuôi trồng thủy sản (NTTS) chủ yếu là nuôi tôm mỗi năm cho từ 2-3 vụ. Năng suất tôm sú là 2-3 tấn/ha/ vụ. Năng suất tôm chân trắng vùng triều là 3-6 tấn/ha/ vụ (đối với ao không lót bạt) và 7-10 tấn/ha/vụ (đối với ao có lót bạt). Từ năm 2008 sản lượng NTTS tăng từ 6-13 tấn do diện tích và năng suất tôm chân trắng tăng, đặc biệt là nuôi tôm trên vùng cát ven biển. Bà Phạm Thị Hoàng Tâm (Chi cục trưởng Chi cục NTTS tỉnh Quảng Nam) cho biết: “Toàn tỉnh hiện có 267ha ao nuôi tôm lót bạt, hiện chỉ có 194ha là thả tôm nuôi. Hơn 70ha ao nuôi còn lại do người dân chưa hoặc không nuôi nữa vì giá tôm xuống thấp”.

Những căn chòi xơ xác, những đầm nuôi tôm bỏ hoang bị muống biển bò lên tràn lan, vỏ bao thức ăn nằm lăn lóc là thực tế hiện nay của rất nhiều hộ nuôi tôm. Những năm trước đây, nuôi tôm thẻ chân trắng được xem là mô hình thoát nghèo của nhiều hộ dân. Thời gian đó nhiều gia đình đổ xô đầu tư máy móc thiết bị cả trăm triệu đồng, đào đầm nuôi tôm. Và thực tế có rất nhiều người đã đổi đời từ những vụ tôm như vậy. Thế nhưng giờ đây đối lập với dĩ vãng ấy là khung cảnh hoang tàn, người dân bỏ trắng hồ nuôi tôm, gia đình nào có vốn thì còn cố bám víu mong được bù lỗ.

Ông Mai Văn Tứ (trú xã Tam Tiến) có 2 hồ nuôi tôm cho biết: “Trước đây làm tôm có lời thiệt nhưng mà giờ ai cũng làm nên thành ra lại mất giá. Liên tiếp mấy năm qua đầu ra không ổn định lại thêm nguồn thu từ thị trường Trung Quốc cũng vô cùng bấp bênh. Làm tôm mà cũng phải chờ thời khổ lắm”. Giá tôm thẻ chân trắng loại lớn nhất 100 con một ký hiện nay có giá khoảng 105.000 đồng. Trong khi đó có lúc 100 con tôm một ký trên có giá từ 150.000 - 160.000 đồng mà không có để bán.

Không chỉ mất vốn làm ăn mà nhiều hộ nuôi tôm thua lỗ còn lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất khi số tiền thức ăn, vật tư đầu tư cho tôm lên quá cao. Ông Trần Xí (khối phố 2, thị trấn Núi Thành) nói: “Nuôi tôm 3 tháng là 3 tháng lo ngay ngáy. Cũng vì mình là người dân bình thường có biết chữ nghĩa chi mô nên mọi kinh nghiệm nuôi tôm đều phải tự học lấy. Mà tôm thì chỉ cần 1 dấu hiệu bệnh thôi là chết hàng loạt”.

Sự phát triển tràn lan của các đầm nuôi tôm cộng thêm một thực tế hiện nay là khi diện tích nuôi trồng thủy sản tăng cao, thì các địa phương mới bắt đầu loay hoay tìm vị trí quy hoạch đã dẫn đến nhiều bất cập. Để có hướng phát triển tôm nuôi, tháng 4-2014, UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định phê duyệt qui hoạch tạm thời vùng nuôi tôm thẻ lót bạt ven biển giai đoạn 2014 – 2018. Theo đó các xã ven biển được qui hoạch gồm: Bình Hải, Bình Nam (H. Thăng Bình), Tam Hải, Tam Hòa, Tam Tiến (H. Núi Thành) với tổng diện tích 285,1 ha, trong đó diện tích đang nuôi, chỉnh trang lại 205,9 ha và diện tích mở mới 79,2 ha. Cụ thể H. Núi Thành 148,5 ha (xã Tam Hải diện tích qui hoạch 37,5 ha, xã Tam Hòa diện tích qui hoạch 96 ha và xã Tam Tiến diện tích qui hoạch 15 ha) và xã Bình Nam diện tích qui hoạch 19,8 ha và xã Bình Hải diện tích qui hoạch 116,8 ha.

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm cho biết, theo quyết định qui hoạch này mỗi hộ nuôi phải xây dựng một hệ thống xử lý nước thải riêng biệt hoặc một nhóm hộ trong vùng xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung nhưng phải có người chịu trách nhiệm chính bằng văn bản có chứng nhận của chính quyền địa phương. Hệ thống xử lý nước thải chiếm 20% diện tích sở hữu của mỗi hộ nuôi. Đối với vùng qui hoạch mới, từ mép đê biển vào trong 200 m hoặc cách mực nước thủy triều lên cao nhất 250m là cây phi lao phòng hộ và được bảo vệ nghiêm ngặt. Thiết nghĩ, để phát triển NTTS một cách có hệ thống trong thời gian đến cần lắm một qui hoạch có tính chiến lược, dài lâu. Cơ sở hạ tầng cho NTTS phải được đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, bố trí quỹ đất ổn định để tập trung thâm canh. Có được như vậy mới giảm thiểu tác động ô nhiễm lên môi trường và để tận dụng và phát triển hết lợi thế của một tỉnh ven biển.

CAND, 06/06/2015
Đăng ngày 07/06/2015
Đồng Dao
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 16:01 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 16:01 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:01 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 16:01 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:01 29/03/2024