Hàng Việt vẫn khó thâm nhập thị trường xứ sở kim chi

Thương mại song phương tăng từ 0.5 tỷ USD (năm 1992) lên 43.3 tỷ USD (năm 2016), Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản để hàng Việt thâm nhập thị trường khó tính này.

Hàng Việt vẫn khó thâm nhập thị trường xứ sở kim chi
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh minh họa

Tiềm năng lớn, rào cản không nhỏ

Với dân số 51,446,201 người trên tổng diện tích 100.210 km2, thương mại nông sản thực phẩm năm 2016: xuất khẩu đạt 8,6 tỷ USD, nhập khẩu 34,5 tỷ USD (tăng 0,9%), Hàn Quốc thực sự là thị trường cần được khai để định vị thương hiệu hàng Việt trên quốc gia này. Đặc biệt hơn, quan hệ thương mại song phương giữa hai nước là cơ cấu hàng hóa nhập khẩu có tính bổ sung rõ nét, cơ bản không cạnh tranh trực tiếp, tạo nhiều thuận lợi để hàng Việt thâm nhập sâu.

Trong 9 tháng qua của năm 2017, thương mại hai chiều đạt trên 95%, cho thấy có bước phát triển mạnh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chững lại. Các sản phẩm của Việt Nam chủ yếu nằm trong nhóm sản phẩm nguyên liệu thô như: Than đá, dầu thô … các sản phẩm mang tính chất chế biến sâu vẫn chưa được khai thác triệt để. Cơ cấu thương mại hai chiều mang tính chặt chẽ từ những khoản đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam.

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 43,6 tỷ USD, mục tiêu trong năm 2017 sẽ đạt 50 tỷ USD. Trong đó, tập trung vào hàng nông – lâm – thủy sản (mặt hàng có hàm lượng giá trị của Việt Nam) và thu hút vốn đầu tư của Hàn Quốc.

Ông Lê An Hải – Phó Vụ trưởng, Vụ thị trường Châu Á – Châu Phi, Bộ Công Thương, cho biết: Trong Hiệp định thương mại tự do được ký giữa hai nước, Việt Nam đặt ra hai mục tiêu rõ ràng: Một là phải tăng cường mức đầu tư của Hàn Quốc vào các lĩnh vực Việt Nam rất quan tâm. Hai là tạo không gian kinh tế mở vào thị trường Hàn Quốc cho hàng hóa Việt Nam, thu hẹp khoảng cách nhập siêu của Việt Nam so với Hàn Quốc.

Ngoài các ưu đãi như cắt, giảm thuế quan; tạo cơ hội xuất khẩu đối với các nhóm hàng nông, thủy sản (chủ lực là tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới…) và hàng công nghiệp (dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí…), Việt Nam cũng được Hàn Quốc mở cửa đối với sản phẩm nhạy cảm như: Tỏi, gừng, mật ong, khoai lang…

Trong tổng thể hàng nhập khẩu của Hàn Quốc, có một số nhóm hàng được nhập khẩu nhiều mà tỷ trọng của Việt Nam là rất lớn, đó là nhóm hàng thủy sản. Năm 2016, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc đạt trên 3 tỷ USD thì Việt Nam đã chiếm hơn 1 tỷ USD, chủ yếu là tôm đông lạnh. Ngoài ra, nhóm hàng dệt may, đồ gia dụng dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng lại có nhiều cơ hội vì không đặt nhiều vấn đề thương hiệu riêng, chỉ cần đáp ứng được chất liệu và quy cách.

Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tận dụng được rất ít các ưu đãi đó. Một phần xuất phát từ văn hóa người Hàn Quốc, từ thiết kế nhãn hàng đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật – SPS. Các yếu tố này là rào cản lớn đối với các sản phẩm/chế phẩm từ động, thực vật của Việt Nam. Ví dụ mặt hàng tôm, Hàn Quốc miễn thuế cho Việt Nam 10.000 tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm. Trong khi đó, Việt Nam chỉ tận dụng được 2.500 tấn/năm trong tổng số 5.000 tấn/năm dành cho 10 nước ASEAN.

Chất lượng sản phẩm của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc không thua kém các nước, nhưng các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu bằng con đường tự giao dịch, chưa có hệ thống; nhiều doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ, tính cạnh tranh chưa cao nên chưa đảm bảo cạnh tranh về giá, nhiều sản phẩm chưa nhận được phản ánh tốt về thị trường, đặc biệt về nhãn hàng hóa.
Việc xuất khẩu sang Hàn Quốc sắp tới vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn khi nước này có xu hướng nhập khẩu các mặt hàng mang tính cạnh tranh về giá hơn chất lượng. Vì thế, Việt Nam nên tận dụng thế mạnh các loại sản phẩm đặc trưng vùng miền như: nước chấm, gạo, thủy sản, hoa quả nhiệt đới … những mặt hàng đang hút người tiêu dùng Hàn Quốc.

Giải pháp cho hàng Việt

Thách thức tồn tại cùng cơ hội, việc phải làm là doanh nghiệp Việt Nam cần đổi mới tư duy sáng tạo, thiết kể, cách thức triển khai để thâm nhập thị trường thành công, tối ưu hóa hệ thống bán lẻ tại nước bạn nhằm đạt lợi nhuận cao và cải tiến công nghệ, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm của nhiều quốc gia khác.

Kim Yu Ho, Luật sư Công ty Logos Law LLC, cũng cho biết: Để thành công trên thị trường Hàn Quốc thì doanh nghiệp Việt cũng phải tính đến các tập tục, văn hóa của người Hàn. Ví dụ như, người Trung Quốc, người Nhật, người Việt Nam ăn cơm có dùng đũa nhưng người Hàn Quốc thì không, nó thể hiện nền văn hóa khác nhau nhưng chung một ý nghĩa. Đó còn chưa kể đến người Hàn rất quý trọng thời gian nên làm cái gì cũng phải nhanh và ở Hàn Quốc đang có xu hướng “1 mình hóa” sinh hoạt gia đình, xã hội…

Vì vậy, hiểu văn hóa nước bạn giống như “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Đây là điều các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đặc biệt vì trong xã hội Hàn Quốc đang có nhiều xu hướng mới về văn hóa. 

Báo Pháp Luật
Đăng ngày 16/10/2017
Kinh tế

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 15:56 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 15:56 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 15:56 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 15:56 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 15:56 26/04/2024