Hành trình ngàn dặm của một sinh vật “trong suốt”

Vào một số thời điểm đặc biệt trong năm, người ta lại thấy hàng đàn sinh vật có ngoại hình kỳ lạ dạt vào bờ biển. Những cá thể này sở hữu sắc xanh nước biển nhạt, một số khác thậm chí còn không có màu. Người ta gọi sinh vật thú vị này là sứa buồm.

Sứa buồm Velella
Sứa buồm Velella

Loài sứa trong suốt như thủy tinh 

Sứa buồm Velella thuộc chi Hydrozoa nổi tự do ở vùng biển mở và lớp Sứa có buồng khí để nổi trên mặt nước. Loài sứa này có chiều dài trung bình khoảng 10cm và sở hữu màu sắc “tone sur tone” với màu của đại dương.  

Thông thường, sứa buồm có màu xanh nhạt hay cũng có trường hợp người ta bắt gặp những con sứa buồm có màu trong suốt. Nhờ thế nên loài sứa này rất dễ dàng lẫn vào nước biển và hạn chế được một số mối đe dọa xung quanh chúng. 

Thức ăn yêu thích của sứa buồm Velella tương đối đa dạng, thường là sinh vật phù du và các loại trứng cá. 

Thoạt nhìn, sứa buồm Velella dường như trông rất vô hại. Thậm chí, sự trong suốt của chúng còn khiến chúng ta liên tưởng rằng sứa buồm rất mong manh dễ vỡ.  

Tuy nhiên, dù rất khó tin nhưng loài sứa này lại là một loài động vật ăn thịt. Hơn thế nữa, hành vi săn mồi của sinh vật này cũng được nhận xét là không hề nhân văn tí nào. 

Cụ thể, khi con mồi rơi vào tầm ngắm, sứa buồm sẽ tấn công chúng bằng các xúc tu có chứa tế bào tiêm chất độc cnidocytes, hay còn được gọi là nematocysts. Sau khi chất độc này được chích vào con mồi sẽ khiến chúng bị tê liệt. Sứa buồm lúc này chờ thức ăn của mình mất hoàn toàn khả năng chống cự và chỉ còn biết đứng im chờ chúng đến tiêu hóa.  

Sứa buồmNhờ màu sắc đặc biệt nên sứa buồm tránh được nhiều kẻ săn mồi

Theo các nhà khoa học, dù nhìn giống sứa, sứa buồm Velella không có tua độc. Song, các xúc tu của chúng lại có chứa độc nhưng may mắn là chất độc này không gây nguy hiểm cho con người. 

Chuyến chu du của sứa buồm Velella 

Sứa buồm Velella có một đời sống hết sức thú vị bởi chúng dành hầu hết thời gian trong đời để trôi nổi trên bề mặt đại dương.  

Nhờ chiếc vây trong suốt trên thân, sứa buồm được ví như những thủy thủ chuyên nghiệp bởi khả năng nương vào gió và nổi tự do trên mặt biển. Tuy nhiên, “cánh buồm” này đôi lúc lại bị chệch quỹ đạo khi gió thay đổi hướng và khi đó, những con sứa buồm Velella sẽ bị trôi dạt vào bờ. 

Ngoài nguyên nhân này, nhà khí tượng học Allison Chinchar còn đưa ra một số cách giải thích khác. Trong đó, cảnh tượng lạ lùng này có thể là hệ quả của việc nhiệt độ nước tăng lên; nguồn thức ăn dồi dào và sự thiếu vắng động vật săn mồi.  

Bên cạnh đó, điều kiện gió và sóng biển cũng có thể gây tác động ít nhiều đến sự xuất hiện hàng loạt của sứa buồm tại nhiều bãi biển trên thế giới.  

Sứa buồmSứa buồm dạt vào bờ khi hướng gió thay đổi 

Chuyến phiêu lưu của sứa biển sẽ rất hay ho nếu chúng không hiện diện ở số lượng khủng như thế bởi chúng thường di chuyển theo đàn gồm hàng triệu cá thể.  

Do đó, trước khi khô lại và trở thành thức ăn của chim thì sứa buồm chính là nỗi sợ hãi to lớn đối với người dân địa phương lẫn khách du lịch vì chúng thường bốc mùi khá khó chịu. Tệ hơn là xác của chúng có thể chất dày lên tới 15 cm. 

Về hiện tượng sứa buồm Velella trôi dạt vào bờ, có không ít người tin rằng đó là một điềm báo từ đại dương nhằm nhắc nhở con người có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường biển. 

Đến nay, người ta vẫn chưa ghi nhận trường hợp dị ứng nặng hay tử vong ở người nào do chất độc của sứa buồm Velella, chúng ta vẫn được khuyến cáo là không nên chạm vào chúng.  

Bởi dù vết cắn của chúng không gây đau, nhưng nếu đã tiếp xúc trực tiếp với sứa buồm Velella mà không rửa tay với xà phòng và nhỡ dụi tay vào mắt hay những bộ phận nhạy cảm, rất có thể chúng ta sẽ bị dị ứng dẫn đến cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. 

Đăng ngày 15/04/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa

Trải nghiệm bắt ốc trên rừng núi sau cơn mưa

Mùa ốc núi thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, khi thời tiết ấm áp và có mưa. Đây là thời điểm ốc núi bò ra khỏi hang để tìm kiếm thức ăn và sinh sản. Trải nghiệm bắt ốc trên rừng núi sau cơn mưa là một hoạt động đầy thú vị và hấp dẫn, mang lại cho bạn cơ hội tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên, khám phá môi trường hoang dã và cảm nhận sự tươi mới sau cơn mưa.

Ốc núi
• 08:00 23/06/2024

Bình Định: Cá voi lớn xuất hiện, săn mồi ở biển Nhơn Lý

Chiều ngày 5.6, tại khu vực biển Hòn Sẹo xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) xuất hiện một con cá voi có kích thước khoảng 10 m, ước nặng hơn 7 tấn.

Cá voi
• 08:00 08/06/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 10:06 10/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 10:22 03/05/2024

Siêu sale cuối tháng - Xả láng săn deal

Quyết tâm định vị được ngày sale lớn trùng với ngày thành lập sàn Farmext eShop 22.09, nên cứ đến ngày 22 hàng tháng, tại eShop sẽ có một lần siêu khuyến mãi kéo dài trong vòng 1 tuần hoặc dài hơn.

Siêu sale
• 17:59 22/06/2024

Hiện trạng chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta

Sau bài “Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta” trên Tép Bạc phản ánh thực trạng thiếu thông tin về lĩnh vực này ở nước ta, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho hay, đã tổ chức điều tra ngành tôm nước lợ và cá tra, vừa có kết quả. Hiện trạng thu gom, bảo quản, vận chuyển và chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta như sau.

Phế phẩm tôm
• 17:59 22/06/2024

Vật liệu làm chân cầu nhá tránh bị hư hại do nước mưa

Trong nuôi tôm, việc tạo ra môi trường sống tốt cho tôm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Một trong những yếu tố không thể thiếu là cầu nhá – nơi trú ẩn và sinh hoạt của tôm. Chọn vật liệu phù hợp để làm chân cầu nhá đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ bền, hiệu quả và an toàn cho tôm.

Cầu nhá ao tôm
• 17:59 22/06/2024

Nâng cao sản lượng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao hiện nay, bà con áp dụng nhiều kỹ thuật mới vào sản xuất, nên sản lượng nuôi không ngừng được cải thiện.

Tôm thẻ
• 17:59 22/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 17:59 22/06/2024
Some text some message..