Hạt cải dầu lên men giúp cá cải thiện hiệu suất tăng trưởng

Gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã cung cấp một phương pháp sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu hạt dầu cải thông qua công nghệ lên men .

Hạt cải dầu lên men Aspergillus oryzae giúp cá cải thiện hiệu suất tăng trưởng
Hạt dầu cải lên men hoàn toàn thay thế dầu cá.

Việc sử dụng các nguồn nguyên liệu thay thế bột cá đang được các nhà dinh dưỡng thủy sản tại Việt Nam và trên thế giới rất quan tâm. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm thế nào để những nguyên liệu thay thế đó được sử dụng một các hiệu quả và cho kết quả tương tự hoặc tốt hơn cả việc sử dụng bột cá. Có được vậy, công nghệ sơ chế nguồn nguyên liệu rất quan trọng. 

Hạt cải dầu đã được nghiên cứu dùng để thay thế một phần bột cá trong thức ăn thủy sản. Tuy nhiên các công nghệ chế biến trước đó vẫn chưa được thành công khiến cho nguồn nguyên liệu này vẫn còn chưa phổ biến như những loài thực vật giàu chất béo khác. Vì thế các nhà khoa học Nhật Bản đã phát triển công nghệ sử dụng nấm Aspergillus oryzae để lên men hạt cải dầu nhằm bổ sung vào thức ăn thủy sản với hiệu quả không thua kém gì bột cá.

 

Trong số các loài nấm mốc thì Aspergillus oryzae (A. oryzae) là một trong những loại có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành công nghiệp thực phẩm. A. oryzae là một loại nấm mốc giàu các enzyme thủy phân nội bào và ngoại bào (amylase, protease, pectinase…). Hiện nay chúng được sử dụng để sản xuất nhiều loại thực phẩm như sản xuất nước tương, nước mắm, súp miso và rượu sake ở Nhật Bản… A. oryzea được dùng để sản xuất nước tương, một loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam.

Nghiên cứu sử dụng hạt cải dầu lên men Aspergillus oryzae 

Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc thay thế bột cá (theo chế độ dinh dưỡng) theo các mức độ pha trộn của bột hạt cải dầu có lên Aspergillus oryzae [0% (RM0), 25% (RM25), 50% (RM50), 75% (RM75) và 100% (RM100)] tác động lên hiệu suất tăng trưởng, đáp ứng miễn dịch và tình trạng chống oxy hóa của cá Tráp Pagrus major (trọng lượng trung bình 5,5 ± 0,02g).

Kết quả cho thấy sau 56 ngày thí nghiệm, biểu hiện tăng trưởng đã được cải thiện đáng kể trong nhóm cá ăn chế độ ăn RM25 so với đối chứng (P <0,05). Trong khi đó, 50% bột cá thay thế bởi bột hạt cải dầu lên men không ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn, hiệu quả sử dụng protein, hoạt tính protease và tỷ lệ sống so với đối chứng. 

Nghiên cứu các chỉ tiêu miễn dịch khác trong máu nhận thấy chỉ số hematocrit và protein huyết tương tăng lên đáng kể ở các nhóm cho ăn khẩu phần RM0 và RM25. 

Điều đáng quan tâm là ở nhóm cá RM25 và RM50 quan sát thấy các hoạt động lysozyme, diệt khuẩn và peroxidase tăng lên mạnh mẽ cho thấy sức đề kháng của hai nhóm cá này rất cao nhằm chống lại stress oxy hóa. Ngoài ra, hoạt tính catalase và phản ứng dung nạp đối với nước biển có độ mặn thấp là cao hơn trong nhóm cá RM25. 


Những phát hiện này cho thấy, khi thay thế bột cá bằng bột hạt dầu cải lên men ở mức độ vừa phải (25% và 50%) đã thúc đẩy tăng trưởng, hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng và đáp ứng miễn dịch cũng như tác dụng chống oxy hóa trong cá đã được tăng cường rõ rệt. Nghiên cứu đã cung cấp một phương pháp sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu phổ biến thông qua công nghệ lên men Aspergillus oryzae.

Đăng ngày 12/05/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nuôi trồng

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 10:35 09/10/2024

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả?

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tôm sú
• 09:34 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 03:34 11/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 03:34 11/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 03:34 11/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 03:34 11/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 03:34 11/10/2024
Some text some message..