Hết năm 2018, cơ bản chấm dứt việc sử dụng chất cấm trong tôm

Theo kế hoạch kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong tôm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), đến hết năm 2018, cơ bản chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong sản xuất kinh doanh tôm.

kiểm tra thuốc thú y
Lực lượng công an kiểm tra thuốc thú y thủy sản tại một cơ sở kinh doanh. (Ảnh minh họa)

Theo kế hoạch kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong tôm của Bộ NN&PTNT, mục tiêu đến hết năm 2017 giảm 50% tỷ lệ mẫu tôm nuôi bị phát hiện vi phạm quy định về hóa chất kháng sinh so với năm 2016; Giảm 50% số lô tôm xuất khẩu vào các thị trường bị cơ quan thẩm quyền Việt Nam và nước nhập khẩu cảnh báo về tồn dư hóa chất kháng sinh so với năm 2016.

Kế hoạch cũng nêu rõ, đến hết năm 2018, cơ bản chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong sản xuất kinh doanh tôm.

Để kế hoạch trên đạt hiệu quả, Bộ NN&PTNT yêu cầu Sở NN&PTNT các địa phương tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân nuôi tôm không sử dụng chất cấm, kháng sinh nguyên liệu, không lạm dụng thuốc thú y, chất xử lý cải tạo môi trường; tổ chức ký cam kết không bán chất cấm, kháng sinh nguyên liệu cho nuôi trồng thủy sản đối với các cơ sở buôn bán thuốc thú y.

Yêu cầu các doanh nghiệp sơ chế, chế biến, xuất khẩu tôm tuân thủ đầy đủ các quy định của Việt Nam và thị trường nhập khẩu trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, sản phẩm tôm; chấp hành nghiêm túc các quy định về kiểm soát tồn dư hóa chất, kháng sinh; chủ động kiểm soát chặt chẽ mối nguy an toàn thực phẩm trong chương trình quản lý chất lượng, đặc biệt là các mối nguy hóa chất kháng sinh theo quy định của Việt Nam và thị trường nhập khẩu.

Bộ NN&PTNT cũng giao Cục Thú y phối hợp với các đơn vị thuộc ngành y tế, công thương kiểm soát chặt chẽ hóa chất kháng sinh nhập khẩu sử dụng trong y tế, công nghiệp nhưng bị cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản.

Giao Thanh tra Bộ NN&PTNT, Cục Thú y, Sở NN&PTNT các địa phương tổ chức thu thập thông tin, điều tra, triệt phá dứt điểm, xử lý nghiêm các đường dây nhập lậu, tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y ngoài danh mục được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Theo Cục An ninh Kinh tế Nông, Lâm, Ngư nghiệp (A86, Tổng cục An ninh, Bộ Công an), trong năm 2016, đơn vị này đã phối hợp với công an một số địa phương kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư đầu vào trong nuôi trồng thủy sản.

Kết quả cho thấy, phát hiện nhiều sai phạm chủ yếu là tình trạng các đại lý kinh doanh sản phẩm không có trong danh mục được lưu hành hoặc sản phẩm đã bị thông báo thu hồi, sản phẩm không nhãn mác, xuất xứ hàng hóa; sản phẩm sản xuất trong nước nhưng giả là sản phẩm nhập khẩu, không có hồ sơ sản xuất, không kiểm tra chất lượng sản phẩm; nhiều cơ sở sản xuất chỉ sản xuất một số sản phẩm bán ra thị trường, thời gian sau tiến hành đóng cửa, bỏ trốn vì phần lớn sản phẩm không được phép lưu hành hoặc chưa đăng ký chất lượng; có tình trạng cơ sở đăng ký sản phẩm nhưng thuê đơn vị khác gia công mà không có sự giám sát, quản lý,… gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.

Trước tồn tại trên, A86 đề nghị Bộ NN&PTNT tập trung nguồn lực quản lý sản xuất ban đầu, yếu tố đầu vào nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu phương pháp quản lý, xem xét thay thế quản lý theo danh mục bằng hạn chế các loại kháng sinh được phép sử dụng và quản lý theo quy chuẩn, tiếp cận phương pháp quản lý các sản phẩm này như của các nước phát triển trên thế giới. Theo đó, nhà sản xuất tự công bố thành phần sản phẩm, cơ quan quản lý chỉ kiểm tra và xử lý khi có vi phạm.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, trong năm 2016, tỉnh này đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT thực hiện kế hoạch về kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong nuổi trồng thủy sản, để giám sát các hóa chất kháng sinh cấm phục vụ cho hoạt động chế biến, xuất khẩu theo yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Trong 2016, tỉnh Cà Mau đã lấy 107 mẫu tôm tại vùng nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu chất cấm như chloramphenicol, neomycin, trimethoprim,… nhưng không phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng cho phép; kiểm tra 154 mẫu chất lượng vật tư nông nghiệp, phát hiện 20 mẫu kém chất lượng, 17 mẫu giả không đạt chất lượng,… Tỉnh cũng đã kiểm tra 86 đợt với 127 cơ sở, phát hiện và lập biên bản vi phạm 36 vụ, xử phạt trên 500 triệu đồng; tịch thu 45 sản phẩm thuốc thú y thủy sản không nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, khó khăn hiện nay là tình hình thời tiết, môi trường không thuận lợi đã làm cho dịch bệnh trên tôm nuôi gia tăng. Nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản còn sử dụng kháng sinh phòng ngừa khi chưa xảy ra bệnh, nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn.

Do đó, giải pháp mà Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau đưa ra là cần tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân tác hại của hóa chất kháng sinh; hướng dẫn, hỗ trợ người sản xuất, kinh doanh áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất tôm bảo đảm đáp ứng quy định về xử lý tồn dư hóa chất kháng sinh.

Tỉnh Cà Mau cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo quản lý để ngăn chặn hiệu quả ngay từ gốc đối với sản phẩm hóa chất, kháng sinh; đồng thời, khi tổ chức chứng nhận lô hàng xuất khẩu phải chứng nhận ngay trên lô hàng, không chứng nhận trên mẫu kiểm như thời gian qua để nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng đối với hàng xuất khẩu.

Trong khi đó, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cũng thừa nhận, thời gian qua, một số hộ dân vẫn còn cố tình sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản khi xảy ra dịch bệnh. Do đó, cần giám sát cảnh báo sớm dịch bệnh trên tôm nuôi để kịp thời khuyến nghị và hướng dẫn người nuôi phòng trị bệnh hiệu quả, không sử dụng chất cấm, kháng sinh nguyên liệu, sử dụng thuốc thú y theo nguyên tắc 4 đúng là đúng thuốc, đúng liều, đúng cách và đúng lúc.

Báo Dân Trí, 15/01/2017
Đăng ngày 15/01/2017
Huỳnh Hải
Kinh tế

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 11:06 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 11:06 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:06 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 11:06 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 11:06 23/12/2024
Some text some message..