Hiệu quả mô hình nuôi lươn dưới tán dừa

Hiện nay, phong trào nuôi lươn đồng phát triển khá phổ biến nhưng hầu hết chưa chủ động được nguồn con giống, vẫn phải mua giống được đánh bắt từ thiên nhiên. Loại giống này thường bị câu hay chích điện dẫn tới tỷ lệ hao hụt cao, lươn sinh sản kém, chậm lớn. Mới đây, anh Đặng Văn Hoàng, ấp Tân Quí, xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri đã thành công trong việc nhân giống lươn đồng dưới tán dừa.

Hiệu quả mô hình nuôi lươn dưới tán dừa
Anh Đặng Văn Hoàng (phía phải) giới thiệu mô hình nuôi lươn của gia đình. Ảnh: Nguyễn Trung

Anh Đặng Văn Hoàng cho biết, do đời sống kinh tế khó khăn, năm 1991, anh và gia đình đến lập nghiệp tại vùng kinh tế mới xã Tân Mỹ. Bước đầu, gia đình anh thuê 7.000m2 đất của Ủy ban MTTQ huyện để phát triển sản xuất. Để động viên khuyến khích gia đình anh, đơn vị cho thuê không thu tiền thuê trong 3 năm đầu.

Trước khi đến với nghề nuôi lươn sinh sản, trên 7 công đất xung quanh nhà được anh trồng lúa, mía, chuối và xen cây dừa. Nhờ miệt mài chăm sóc nên mảnh vườn luôn cho thu hoạch cao, kinh tế gia đình anh ngày càng ổn định và không ngừng phát triển.

Không dừng lại với việc phát triển vườn chuyên canh, sau nhiều trăn trở, suy nghĩ tìm hướng phát triển mới trên mảnh đất hiện hữu của mình, anh Hoàng đã quyết định đầu tư thêm nghề nuôi lươn sinh sản. Năm 2014, qua tìm hiểu chương trình khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng, anh đầu tư xây dựng mô hình. Bước đầu, mô hình của anh được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 200kg lươn giống và 30% chi phí thức ăn.

Dưới tán vườn dừa, anh Hoàng xây dựng 150 bể, quy cách 1m x 2m, dưới đáy lót bạt chứa bùn để thả lươn giống. Theo anh Hoàng, trọng lượng lươn cái sinh sản khoảng 100 gam/con là thời kỳ lươn đẻ năng suất cao nhất, bình quân anh vớt gần 1.000 lươn con/ngày. Sau đó anh tiếp tục nuôi 1,5 - 2 tháng là bán lươn giống với giá từ 2.000 - 12.000 đồng/con. Trung bình mỗi tháng, cơ sở của anh Hoàng cung ứng cho thị trường trong tỉnh, các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông từ 10 - 20 ngàn lươn con, hàng trăm ký lươn thịt và lươn giống bố, mẹ. Mỗi năm, anh thu nhập trên 200 triệu đồng.

Theo Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Mỹ Nguyễn Quang Vinh, mô hình nuôi lươn của anh Đặng Văn Hoàng rất hiệu quả, điều kiện nhân rộng mô hình này rất khả quan. Lãnh đạo địa phương đã chỉ đạo cán bộ phụ trách phối hợp với nông dân tiến hành rà soát và nhân rộng mô hình, nhằm tạo điều kiện để các nông hộ có diện tích đất ít phát triển kinh tế.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 30/10/2018
Nguyễn Trung
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 08:20 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 08:20 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 08:20 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 08:20 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 08:20 16/11/2024
Some text some message..