Hiệu quả những mô hình sản xuất mới

Thời gian qua, người dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi đã nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình sản xuất mới, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập, xóa nghèo.

Tôm nuôi
Anh Phạm Tấn Kha (phải) (ở ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm Bắc), kiểm tra tôm nuôi.

Không đất sản xuất, gia đình chị Phan Thị Út (ấp Tân Điền A, xã Thanh Tùng) là hộ nghèo nhiều năm liền. Được Hội Phụ nữ xã hỗ trợ 5 triệu đồng từ nguồn vốn giúp phụ nữ nghèo, chị Út đầu tư mô hình nuôi chim cút đẻ trứng. Ban đầu chỉ nuôi 20 con cút, nay nhân đàn trên 300 con. Hiện chị có thu nhập hơn 200 ngàn đồng/ngày từ bán trứng cút. Nhờ nắm bắt kỹ thuật nuôi, sau 3 năm, gia đình chị đã vươn lên thoát nghèo.

Theo chị Út, nuôi cút không tốn nhiều diện tích, quan trọng nhất khi nuôi là phải đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng nhằm tạo môi trường sống tốt cho chim. Tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi loài chim này gần như không có, sau 6 - 7 tháng cho đẻ xuyên suốt thì có thể bán cút thịt với giá 25 ngàn đồng/con, lấy vốn tái đầu tư lứa cút tiếp theo.

Từ năm 2010, gia đình ông Nguyễn Chí Nguyện (ấp Hiệp Hòa, xã Ngọc Chánh) đã đào đắp ao trồng bồn bồn, với 4.000m2. Bình quân mỗi ngày ông thu hoạch từ 10 - 15kg. Vào những tháng Tết Nguyên đán và đám tiệc nhiều, ông bán hơn 200kg bồn bồn mỗi ngày, giá 40 ngàn đồng/kg. Bình quân mỗi tháng thu nhập gần 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông thả nuôi thêm các loài cá nước ngọt và nuôi tôm cua kết hợp trên diện tích 4ha, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng. Hiện gia đình ông Nguyện đang quy hoạch khoảng 2.000m2 để mở rộng trồng bồn bồn.


Ông Nguyễn Chí Nguyện (ấp Hiệp Hòa, xã Ngọc Chánh) ổn định kinh tế nhờ trồng bồn bồn.

Để duy trì diện tích bồn bồn của gia đình thu hoạch được quanh năm, ông Nguyện bao ví cẩn thận, mùa nắng nóng thì rải phân, bơm thêm nước liên tục để cây bồn bồn phát triển; khi mưa nhiều thì bơm hút nước đáy ao ra để giảm bớt lượng phèn trong ao. Ông Nguyện cho biết: “Trồng bồn bồn hiệu quả cao hơn nuôi tôm, vì nuôi tôm có mùa nghịch, còn bồn bồn cho thu nhập hàng ngày. Hiện gia đình trồng không đủ cung cấp cho người dân trong ấp, xã”.

Có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nuôi tôm công nghiệp, anh Phạm Tấn Kha (ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm Bắc) trước đây nuôi ao đất, nhưng qua thời gian bị ô nhiễm, từ năm 2018, anh quyết định chuyển sang nuôi ao trải bạt. Từ đầu năm đến nay, anh thả 1 vụ với 600 ngàn con tôm giống; thu hoạch tỉa thưa được 7 tấn. Mỗi năm nuôi 2 vụ, trừ chi phí, lãi từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, anh nuôi tôm cua kết hợp trên diện tích 3,6ha, mỗi năm thu nhập trên 500 triệu đồng. Sau mỗi vụ nuôi, anh Kha đều cải tạo lại ao nuôi và để thời gian cho đất nghỉ ngơi. Kinh nghiệm của anh là mỗi năm chỉ nuôi khoảng 2 vụ, cách này vừa giúp đào thải lượng bùn đất vừa giúp diệt các loại vi khuẩn trong ao nuôi, nên hiệu quả đem lại khá cao.

Hiện toàn huyện có 385 mô hình sản xuất có hiệu quả: Trồng bồn bồn, nuôi cá nước ngọt, nuôi đa canh đa con kết hợp trồng hoa màu, nuôi tôm quảng canh cải tiến…; trong đó, hơn 20 mô hình sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao như nuôi tôm siêu thâm canh, nuôi tôm hồ nổi... Với cách làm mới này, không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển kinh tế ổn định, bền vững hơn.

“Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình hiệu quả đã có và nhân rộng những mô hình mới, vật nuôi mới để người dân có thể áp dụng vào điều kiện thực tế gia đình để phát triển kinh tế”, ông Ngô Bá Thành, Chủ tịch UBND huyện, cho biết.

Báo ảnh Đất Mũi
Đăng ngày 01/10/2020
T.Quốc
Nông thôn

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:18 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 10:18 24/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 10:18 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 10:18 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 10:18 24/04/2024