Hơn 1.000 tấn cá mú tồn trong ao nuôi ở Cam Ranh

Hơn 1.000 tấn cá mú trong các ao tại TP Cam Ranh bị tồn vì giá rẻ, khó tiêu thụ, khiến người nuôi đối mặt với nhiều khó khăn.

giải cứu cá bớp
Người nuôi làm vệ sinh ao cá mú ở TP Cam Ranh khi chưa xuất bán được gì giá thấp. Ảnh: Xuân Ngọc.

Các ao nuôi cá mú ở xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh, khá vắng vẻ trong nhiều ngày nay. Xung quanh, vài người làm thay nhau trông coi, chăm sóc cá và ít cảnh thương lái tìm tới hỏi mua như trước.

Ông Võ Đình Trí, 45 tuổi, có khoảng 20 tấn cá mú Trân Châu thương phẩm đã quá lứa, nhưng vẫn đang nuôi dưới bốn ao rộng hơn 4.000 m2. Số cá này ông thả nuôi 18 tháng, mỗi con đã đạt trọng lượng 1,2-1,5 kg. Hiện giá chỉ 130.00 đồng mỗi kg, trong khi cùng kỳ năm ngoái, 160.000-200.000 đồng mỗi kg.

Nếu bán với giá này, ông sẽ lỗ nặng, nhưng cũng khó tìm được thương lái. Khi giữ lại, ông buộc phải cắt giảm khẩu phần ăn của chúng. Để có kinh phí duy trì, hàng tuần ông tự đưa vài trăm kg ra siêu thị bán, theo hình thức "giải cứu cá mú", với giá 159.000 đồng mỗi kg.

Ông Trí cho biết đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng, hiện chưa tính được lỗ bao nhiêu, vì phải chờ bán hết sản lượng cá. Tuy nhiên, gia đình ông định hướng sau vụ cá này sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. "Tôm thẻ chân trắng ít vốn đầu tư, mau thu hồi vốn vì thời gian nuôi chỉ 3-4 tháng có thể xuất bán", ông nói.


Cá mú của ông Võ Đình Trí nuôi trong ao ở Cam Ranh đã đạt 1,2-1,5 kg, nhưng không bán được. Ảnh: Xuân Ngọc.

Cách đó gần 2 km, ông Hồ Văn Thành, 46 tuổi, cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Gia đình ông đầu tư khoảng 21 tỷ đồng (vay ngân hàng 7 tỷ) để nuôi khoảng 80 tấn cá mú Trân Châu và 40 tấn cá mú nghệ. Thấy cá phát triển đều, khỏe mạnh, ông hy vọng có lãi vừa trả được nợ ngân hàng, có thêm vốn đầu tư.

Tuy nhiên, đến lúc cá xuất bán thì Covid-19 bùng phát. Ảnh hưởng dịch bệnh khiến cá không thể xuất khẩu và sức tiêu thụ trong nước giảm mạnh. Mỗi ngày, ông gọi gần chục cuộc tới các thương lái hỏi giá. "Họ nói cá hiện nay không xuất đi được, tiêu thụ chậm nên giá rẻ. Họ cũng không mặn mà", ông Thành nói và cho biết, trước đây, thương lái vào tận đìa, có bao nhiêu mua bấy nhiêu.

Hiện, mỗi tuần ông Thành chỉ cho cá ăn một lần, tốn hơn 40 triệu đồng, thay vì 2-3 lần như trước. Để tránh cá bị nhiễm bệnh, hàng ngày, ông cùng 15 người làm phải thay nhau làm vệ sinh hơn 30 ao, rộng hơn 10 ha.

Có thâm niên hơn 15 năm trong nghề, ông Thành nói chưa bao giờ người nuôi cá mú gặp khó khăn như hiện nay. "Hy vọng giá sẽ tăng và tiêu thụ mạnh trở lại, chứ tình trạng này kéo dài người nuôi lâm cảnh nợ nần", ông Thành nói.


Ông Hồ Văn Thành, xã Cam Thịnh Đông lo lắng khi còn tồn khoảng 120 tấn cá mú. Ảnh: Xuân Ngọc.

Là người nhân giống cá mú tại phường Cam Nghĩa, ông Nguyễn Công Văn (47 tuổi) cho hay, trung bình mọi năm cơ sở phải bán hơn 500.000 con. Giá con giống tùy theo lớn, nhỏ. Chẳng hạn, con giống một cm, bán 3.000-4.000 đồng, nhưng không đủ để cung cấp.

Đầu năm tới nay, ông bán chưa tới 200.000 con và giá thấp một nửa. Nguyên nhân là cá trong các ao bán không được, khiến người nuôi ít mặn mà làm vụ mới.

Thương lái chuyên mua cá mú ở Cam Ranh, ông Phan Kiều Sang cho biết, thời gian này năm ngoái, ông phải đi khắp nơi tìm mua, gom một ngày vài tấn, có lúc cả chục tấn cá mú để bán cho các resort, khách sạn, nhà hàng... phục vụ khách du lịch, chuyển vào TP HCM, các tỉnh miền Tây, số khác bán sang Trung Quốc.

Còn bây giờ, mỗi ngày ông chỉ mua hơn tấn, vì thị trường tiêu thụ chậm, cũng không xuất khẩu. Mặt khác, giá thấp nên người nuôi vẫn giữ cá để chờ thời cơ.

Ông Lê Minh Hải, Trưởng phòng Kinh tế TP Cam Ranh, cho hay toàn thành phố có 120 ha đìa nuôi, thống kê còn hơn 1.000 tấn cá mú Trân Châu đang bị tồn trong các ao nuôi do giá giảm mạnh.

Theo ông Hải, cá mú thường xuất đi các địa phương trong nước, bán sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Từ khi Covid-19 bùng phát, nước bạn có nhiều yêu cầu phải xuất theo đường chính ngạch, nhiều yêu cầu khắt khe, đòi hỏi cá mú phải sạch, an toàn vệ sinh nên việc bán cũng khó khăn.

"Địa phương đã làm việc với Chi cục thủy sản tỉnh để có khuyến cáo, hướng dẫn cho người nuôi thường xuyên kiểm tra, vệ sinh, tạo môi trường thông thoáng cho cá phát triển, hạn chế nhiễm bệnh trong thời gian chờ xuất bán", ông Hải nói.

VnExpress
Đăng ngày 28/09/2020
Xuân Ngọc
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 06:55 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 06:55 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 06:55 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 06:55 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 06:55 27/11/2024
Some text some message..